Thi tốt nghiệp THPT: Giảng viên ngữ văn nhận định đề văn hay, phân hóa tốt | Giáo dục

Tại điểmthi tốt nghiệp THPT Trường THPT Trần Phú (TP.HCM), có thể thấy khi cánh cổng vừa mở, rất nhiều thí sinh chạy ào về phía phụ huynh vui mừng chia sẻ làm bài tốt do đề thi môn văn “không nằm ngoài dự đoán”.


Thi tốt nghiệp THPT: Giảng viên ngữ văn nhận định đề văn hay, phân hóa tốt - ảnh 1

Mẹ ơi con “trúng tủ” rồi

Thí sinh Hồ Thị Ngọc Tuyến cho biết: “Trước khi kỳ thi diễn ra, tụi em đoán đề năm nay sẽ ra vào bài Việt Bắc hoặc Đất nước, ai dè đúng. Vì thế em làm rất tốt câu này. Phần nghị luận xã hội thì hơi bất ngờ vì em nghĩ sẽ liên quan đến dịch Covid-19 nhưng không phải. Tuy nhiên, câu này rất hay khi nói đến sự cần thiết khi phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày”.


Thi tốt nghiệp THPT: Giảng viên ngữ văn nhận định đề văn hay, phân hóa tốt - ảnh 2

Hồ Thị Ngọc Tuyến (phải) vui mừng vì mình làm bài tốt

Nguyễn Đăng Khoa cũng cho rằng đề thi không quá khó, nhưng để viết hay thì lại không dễ. “Tụi em đã được học và ôn rất kỹ tác phẩm Đất nước nên em làm tốt phần này. Phần đọc hiểu để viết 200 chữ nghị luận xã hội thì phụ thuộc vào hiểu biết, cảm nhận, nhận thức về cuộc sống của mỗi người. Em nghĩ mình được khoảng 7 điểm”.



  • Thí sinh Nguyễn Đăng Khoa nhận xét về đề thi   MỸ QUYÊN
Chia sẻ về đề văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận: “Ngữ liệu của đề thi hay, gắn với thực tế đời sống đang diễn ra, gợi nhiều suy nghĩ sâu sắc. Đặc biệt là tính phân hóa rất tốt. Phần đọc hiểu có nội dung sâu sắc, thấm thía, đặt ra nhiều suy ngẫm có tính thực tế trong tình hình nhiều khó khăn, thử thách đang phải đương đầu. 3 câu hỏi đầu tiên ở mức nhận biết, giúp học có thể dễ dàng có được 2 điểm ở phần này. Câu hỏi cuối ở mức vận dụng được xây dựng để đáp ứng mục tiêu phân hóa cho đề thi. Cách hỏi trong từng câu quen thuộc, khá vừa sức, không gây khó cho thí sinh”.

Đối với phần nghị luận xã hội, thạc sĩ Bảo Khôi cho rằng cách đặt vấn đề rất hay, thú vị và một khi thực hiện được đề này, thí sinh cũng sẽ tự rút ra cho bản thân bài học nhận thức và hành động phù hợp trong giai đoạn cụ thể này lẫn tương lai về sau. Đồng thời, theo thạc sĩ Khôi, nếu tinh ý, thí sinh có thể phát hiện ra các lý lẽ, dẫn chứng cần thiết để bảo vệ cho “sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày” đều xuất hiện trong đoạn trích đọc hiểu và câu hỏi số 4.

“Phần nghị luận văn học chính là nội dung phân hóa sâu sắc nhất của đề thi. Có lẽ một số thí sinh sẽ bất ngờ với đoạn trích được đưa ra phân tích. Thế nhưng, đây vẫn là một đoạn thơ đầy giá trị trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Vừa khơi sâu truyền thống, vừa làm nổi bật tư tưởng xuyên suốt toàn bài, vừa khơi gợi đến lòng tri ân nhiều người đã và đang hy sinh thầm lặng cho cuộc chiến chống đại dịch hôm nay, không gì phù hợp hơn ngữ liệu này. Nếu thí sinh học kỹ, nghĩ sâu, đây vẫn là một đề văn khơi gợi cảm hứng để có thể viết hay, nhất là phần đánh giá ngắn gọn sau khi phân tích, khi nội dung nhận xét quan trọng nhất về đoạn thơ đã được cài đặt khéo léo trong dòng thơ cuối của ngữ liệu phân tích”, thạc sĩ Bảo Khôi đánh giá.

Với đề văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thạc sĩ Khôi cho rằng phổ điểm của thí sinh sẽ rơi vào mức từ 5,5-7 điểm.



Nỗi lòng của phụ huynh có con đi thi tốt nghiệp THPT trong ngày dịch




Nguồn bài viết

Bài trướcChuyên gia dự báo giá vàng có thể lên 86 triệu đồng/lượng
Bài tiếp theoGiá khách sạn 5 sao rẻ bèo, người dân TPHCM rủ nhau vào ở để trải nghiệm