Hội thảo ‘Vai trò nội soi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa’ | Doanh nghiệp

Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ sẽ chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích và giải đáp về vai trò của nội soi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa.

Suýt mất mạng vì sợ nội soi

Chị T.D.H thường xuyên có dấu hiệu đau bụng, đau quặn từng cơn, đau cả khi ăn no hay khi đói. Bệnh càng ngày càng nặng, các dấu hiệu ợ hơi, ợ chua, đau đớn ngày càng xuất hiện với tần suất dày hơn.

“Ấy vậy mà tôi vẫn nhất định không đi khám, khi nào đau quá thì uống thuốc giảm đau. Nghĩ đến cảnh người ta luồn cái ống vào miệng mình là tôi lại sợ. Hơn nữa tôi sợ nội soi sử dụng thuốc mê sẽ gây nhiều tai biến nguy hiểm”, chị T.D.H tâm sự tiếp.

Nhưng rồi sự gan lì ấy cũng phải trả giá khi một ngày cơn đau trở lên dữ dội, chị H. bị nôn ra máu. Chị phải đi cấp cứu và được xác định bị xuất huyết thủng dạ dày.


Hội thảo ‘Vai trò nội soi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa’ - ảnh 1

BS.CKI Nguyễn Anh Đoàn – bác sĩ Nội soi tiêu hóa Bệnh viện Gia An 115, người trực tiếp nội soi cho chị H. chia sẻ: “Tình trạng của chị H. khá nặng. Nếu người bệnh đi thăm khám và điều trị sớm hơn thì không phải đối mặt với tình huống nguy hiểm đến vậy vì nguyên nhân thủng dạ dày của bạn ấy xuất phát trên nền bệnh viêm – loét dạ dày – căn bệnh không quá khó để điều trị”.

Đại đa số bệnh nhân đau dạ dày thường tự mua thuốc về uống hoặc uống thuốc không đúng hay đủ liều. Đến khi đau bụng quá không chịu được hoặc ăn uống kém gầy sút nhanh ho mới chịu đi nội soi. Khi nhận được chẩn đoán là K dạ dày giai đoạn muộn, họ rất bất ngờ vì họ chỉ nghĩ mình bị viêm loét dạ dày thông thường chứ bệnh không nghiêm trọng đến vậy.

Nội soi dạ dày có thật sự đáng sợ?

Việc tầm soát ung thư dạ dày bằng nội soi đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới vì viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày giai đoạn sớm, triệu chứng thường giống nhau và rất khó phân biệt nếu không được nội soi chẩn đoán. Do đó, khi có triệu chứng về dạ dày (đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, buồn nôn, nôn…) hoặc sụt cân nhiều không rõ nguyên do, bạn cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và cho chỉ định nội soi nếu cần thiết.

– Nội soi có giúp phát hiện vi trùng HP hay ung thư không?

– Tính chính xác đến đâu? Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ ống nội soi?

– Những triệu chứng bất thường sau khi nội soi đại tràng?

– Cơ sở y tế nào có phòng nội soi hiện đại, an toàn?…

– Hoặc giản đơn như chuẩn bị những gì trước khi nội soi, có cần nhịn ăn nhịn uống không, BHYT có thanh toán hay không…

Tất cả những vấn đề này sẽ được TS-BS Lê Thị Tuyết Phượng và BS.CK1 Nguyễn Anh Đoàn đến từ Bệnh viện Gia An 115 giải đáp trong buổi hội thảo “Vai trò của nội soi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa” vào 8g00 ngày thứ bảy, 21.12.2019 tại lầu 10, Bệnh viện Gia An 115 – số 5 Đường 17A, Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM.

Liên hệ: 0898333115 để nhận ưu đãi thăm khám dành cho 50 khách hàng đầu tiên.



Nguồn bài viết

Bài trướcTài sản bốc hơi, ông chủ Hòa Phát rớt khỏi danh sách tỉ phú đô la | Tài chính – Kinh doanh
Bài tiếp theoNhững joker kinh điển nhất màn ảnh hollywood – Clip hay