Hệ điều hành Android dễ bị chiếm ngân hàng điện tử ? | Tài chính – Kinh doanh

Rủi ro này có thể xảy ra với tất cả các điện thoại phổ biến sử dụng hệ điều hành Android chưa nâng cấp lên phiên bản mới nhất như hệ điều hành Q hoặc hệ điều hành 10, hoặc chưa cập nhật phần mềm cho thiết bị nhằm vá các lỗ hổng của hệ thống bảo mật cần thiết. Bên cạnh đó, các máy điện thoại đã bẻ khóa (jailbreak hay root) cũng sẽ đối mặt với nguy cơ rò rỉ thông tin và bị chiếm dụng quyền sử dụng ngân hàng điện tử rất cao.

Để chủ động ngăn ngừa rủi ro lừa đảo giao dịch điện tử và bảo vệ dữ liệu thông tin khách hàng, Techcombank khuyến nghị khách hàng cập nhật phần mềm cho thiết bị nhằm vá các lỗ hổng của hệ thống bảo mật cần thiết; thường xuyên cập nhật phiên bản F@st Mobile mới nhất; định kỳ thay đổi mật khẩu của thiết bị/F@st Mobile nhằm giảm thiểu tối đa tấn công từ tin tặc, sử dụng nhận diện bằng dấu vân tay hoặc nhận diện gương mặt (nếu thiết bị hỗ trợ).

Khách hàng tuyệt đối không sử dụng điện thoại với hệ điều hành đã bị bẻ khóa; không tải các phần mềm không rõ nguồn gốc (nằm ngoài kho ứng dụng); không mở ứng dụng F@st Mobile khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đã đăng nhập thành công nhưng được yêu cầu đăng nhập lại, giao diện đăng nhập có lỗi chính tả hoặc thiết kế bất thường, các nút và liên kết trên màn hình đăng nhập giữ nguyên khi bấm vào mà không chuyển sang màn hình chức năng tương ứng; đặc biệt không cung cấp OTP của Techcombank cho bất kỳ ai, hoặc nhập vào bất kỳ ứng dụng nào không phải của Techcombank.




Nguồn bài viết

Bài trướcÔng Nguyễn Tử Quảng: ‘Có kẻ nhận tiền để nói xấu Bphone’
Bài tiếp theo7 học sinh nhảy xuống sông cứu bạn, tất cả 8 em chết đuối | Giáo dục