Bốn nguyên tắc khi phạt con người khác

Khi muốn nhắc nhở, xử phạt con của người khác, bạn nên nên nói nhẹ nhàng, mang tính xoa dịu hoặc có thể nhờ người có thẩm quyền giải quyết.

Mắng hoặc phạt con của người khác là vấn đề nhạy cảm. Tại Singapore, đầu năm 2018, một người cha bị phạt bị tát đứa trẻ tại sân chơi. Tuy nhiên, một số chuyên gia ủng hộ việc người lớn cần can thiệp nếu trẻ có hành vi sai trái hoặc mất an toàn, đù đó là con của ai chăng nữa.

Tuần báo Phụ nữ Singapore đã hỏi độc giả có nhắc nhở, thậm chí xử phạt con của một người lạ nếu đứa trẻ quá nghịch ngợm hoặc gây rắc rối. Kết quả, 77% bạn đọc nói “có” và chỉ 23% trả lời “không”.

Theo tiến sĩ Justin Coulson, phụ huynh có thể coi lời nhắc nhở, chỉ trích về con như với chính mình, do đó có xu hướng bảo vệ ngay cả khi con thật sự làm sai. “Nếu trẻ phạm sai lầm, dù có biết chúng hay không, bạn nên nhắc nhở và hướng dẫn một cách tế nhị, nhẹ nhàng”, ông Justion nói.

Trang Young Parents gợi ý một số nguyên tắc khi bạn muốn nhắc nhở hoặc xử phạt con của người khác.

Xoa dịu

Khi một đứa trẻ la hét hoặc có hành vi không phù hợp nơi công cộng, bạn có thể đến gần cha mẹ chúng, trò chuyện và giúp đỡ họ xoa dịu hành vi đó. Bạn có thể đề nghị làm gì đó để hỗ trợ họ hoặc trò chuyện với đứa trẻ: “Cháu đang gặp khó khăn thì phải? Cháu muốn cô/chú giúp đỡ gì không?”.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Nói chuyện với người có thẩm quyền

Nếu cha mẹ đứa trẻ không chịu nhận trách nhiệm về hành vi xấu của con, bạn có thể nhờ người có thẩm quyền can thiệp. Nguyên tắc này có thể áp dụng khi trẻ ăn trộm hoặc làm hư hỏng đồ tại nơi công cộng.

Bạn không nhất thiết phải buộc tội đứa trẻ hoặc cãi nhau với cha mẹ chúng, hãy để người có thẩm quyền làm việc đó và tìm cách giải quyết phù hợp. Việc này có thể khiến đứa trẻ và gia đình chúng gặp rắc rối nhưng có ích trong việc dạy dỗ và ngăn hành động xấu tái diễn.

Đưa ra lựa chọn và hướng dẫn

Trẻ em cũng cần được trao quyền tự chủ và lựa chọn trong giới hạn, được hướng dẫn phù hợp. Bạn cần cho trẻ biết hành vi của chúng không đúng, sau đó gợi ý cách giải quyết. Vì vậy, nếu thấy một đứa trẻ không cho bạn bè chơi cùng, bạn có thể nói: “Khi cháu dùng cầu trượt và chơi một cách vui vẻ, cháu có để ý các bạn khác đang rất buồn không? Cháu có muốn thêm bạn chơi chùng?”.

Các chuyên gia khẳng định việc dạy dỗ tốt nhất là để trẻ em hiểu hành vi của chúng ảnh hưởng như thế nào đến người khác, từ đó tự nguyện điều chỉnh.

Đặt các quy tắc cơ bản

Khi trẻ đến thăm nhà, dù cho là người thân hoặc bạn bè của con, bạn vẫn cần đặt quy tắc. Nếu chúng chạy nhảy xung quanh, quá hiếu động, ngồi lên bàn ăn… bạn cần giải thích đó là những hành vi không được phép.

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể nghĩ “Chúng chỉ đến một lúc thôi, mình không nên nhắc nhở, bố mẹ chúng có thể giận”. Nếu bạn cả nể như vậy, những lần sau, đứa trẻ sẽ lặp lại và không thể nhắc nhở nữa.

Bạn nên tôn trọng phương pháp nuôi dạy con của người khác nhưng vẫn có những quy chuẩn nhất định cần tuân theo và người khác cũng nên tôn trọng cách dạy con của bạn. Nếu sự việc nghiêm trọng hơn, bạn có thể trao đổi với bố mẹ chúng để tìm cách giải quyết tốt nhất cho những hành vi không phù hợp của trẻ.

Thanh Hằng (Theo Young Parents)

Nguồn bài viết

Bài trướcVietcombank hoàn thành 3 trụ cột Basel II trước thời hạn
Bài tiếp theoKiến nghị cấp lại giấy phép bay cho Pacific Airlines