Xu hướng hợp tác sau dịch của các doanh nghiệp nội địa

Nhiều doanh nghiệp cùng ngành và khác ngành gia tăng hợp tác, chia sẻ nguồn lực để cùng nhau vượt dịch Covid-19, hướng đến sự phát triển bền vững.

Sau Covid-19, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nền kinh tế an toàn nhờ các chỉ số tài chính ổn định, theo Economist. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chuyên gia nhận định, yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hành động để đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy tăng trưởng. Xu hướng gia tăng hợp tác giữa các doanh nghiệp vì thế cũng nhanh chóng hình thành.

Hợp lực, chia sẻ để vượt khó

Covid-19 đã tạo ra khủng hoảng toàn cầu. Thế giới được cho là sẽ thay đổi và không bao giờ trở lại như trước khi dịch bùng phát. Nhiều công ty đã khám phá ra rằng họ cần có các đối tác liên minh chiến lược nếu muốn hoạt động hiệu quả.

Tiêu biểu nhất phải kể đến cộng đồng Vietnam Remote Workforce (VRW). Cộng động này ra đời nhằm chia sẻ kiến thức, công cụ giúp đỡ các doanh nghiệp dịch chuyển từ mô truyền thống sang mô hình làm việc từ xa. Cùng với đó, VRW còn mở rộng thêm chương trình “Làm việc từ xa, đẩy lùi Corona” để kết nối doanh nghiệp. Các doanh nghiệp công nghệ tham gia chương trình sẽ đưa ra những gói ưu đãi về giải pháp, dịch vụ phục vụ cho việc chuyển đổi số để doanh nghiệp khác có thể sử dụng. 

Đây là chương trình mang lại lợi ích cho tất cả các bên: doanh nghiệp tham gia cung cấp giải pháp sẽ có cơ hội để “trình làng” sản phẩm, khẳng định năng lực công nghệ của mình; doanh nghiệp nhận và sử dụng các sản phẩm ưu đãi sẽ có cơ hội chuyển mình, thay đổi phương thức quản lý, kinh doanh sang môi trường số với chi phí thấp hơn bình thường.

Hợp tác giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Hợp tác giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Chương trình liên kết khác mang tên VADS PRO vừa ra mắt mới đây nhằm hỗ trợ cộng đồng ngành du lịch khách sạn – ngành đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Chương trình do hai đơn vị triển khai: VHRPRO – nơi kết nối các cơ hội và chuyên gia khách sạn du lịch tại Việt Nam và Adsenger – nền tảng quảng cáo màn hình trong xe taxi.

Các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ đồng thời được tham gia vào hệ sinh thái khách sạn du lịch, có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia trong ngành, vừa nhận ưu đãi 50% ngân sách đến từ cả hai phía đơn vị tổ chức. Điều này không chỉ giúp tạo dựng cộng đồng kết nối, chia sẻ kiến thức, mà còn là sự đoàn kết vượt qua khó khăn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững sau cuộc khủng hoảng.

Khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh

Đại diện Adsenger – nền tảng quảng cáo trong xe taxi chia sẻ: “Chúng tôi hiểu rằng sự phát triển đơn lẻ sẽ không thể mạnh mẽ bằng sự phát triển và kết hợp từ nhiều nhóm chuyên gia trong chính lĩnh vực của họ. Việc liên kết hợp tác chéo không chỉ mang đến dịch vụ toàn diện cho các thương hiệu mà còn tạo ra các mối quan hệ đối tác có lợi cho nhiều bên, giúp thúc đẩy sự phát triển”.

Còn theo đại diện VHRPRO, hợp tác này giúp doanh nghiệp và các đối tác mang đến giá trị lớn hơn cho khách hàng thông qua năng lực cộng hưởng, để mỗi thông điệp quảng bá và mỗi chiến dịch truyền thông đều phát huy hiệu quả. 

Chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19 do VHRPRO và Adsenger triển khai.

Chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19 do VHRPRO và Adsenger triển khai.

Tăng cường hợp tác và liên minh chiến lược được xem là chiến lược phát triển thiết yếu với doanh nghiệp. Việc liên minh, hợp tác, hình thành các dạng liên doanh, liên kết để hỗ trợ và bù đắp những mặt mạnh, mặt yếu của nhau đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì phát triển từ bên trong, hình thành liên doanh hoặc tham gia sáp nhập thì liên minh hợp tác giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu dễ dàng, ít rủi ro hơn.

Vũ Khánh

Nguồn bài viết

Bài trướcApple phát hành lại các bản cập nhật ứng dụng iOS không rõ lý do | Công nghệ
Bài tiếp theoĐồng xu trong chai