Cách đây vài năm, mơ ước của nhiều người có lẽ là sở hữu một chiếc TV Full HD, kích thước 49-50 inch để trải nghiệm những chương trình truyền hình, phim với độ phân giải siêu nét. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, người ta đã nói đến độ phân giải 8K, kích thước lớn như là những tiêu chuẩn bắt buộc phải có cho một mẫu TV cao cấp. Và tiêu chí lựa chọn một chiếc TV đã không còn dừng lại ở thiết kế và độ phân giải nữa.
Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường GfK, các hãng sản xuất bán ra 219 triệu chiếc TV trên toàn cầu năm 2018, trong đó TV có kích thước 50 inch trở lên chiếm một nửa lượng bán ra.
Mặc dù vậy, để tìm ra những công nghệ đột phá thực sự trên hàng trăm mẫu TV bán ra hiện nay là không dễ. Phần lớn những mẫu TV cao cấp, hoặc bán chạy nhất hiện nay đều sở hữu thiết kế hoặc công nghệ tương tự nhau. Tất cả tạo nên một thị trường TV sôi động với nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, nếu hỏi rằng từng đó đủ để khiến người dùng hài lòng chưa thì câu trả lời có lẽ là chưa.
|
Điều khiến cho những khách hàng dần trở nên khó tính và khó hài lòng dù cho TV đang ngày càng “lột xác” chính là yếu tố độ bền. Một chiếc TV được lựa chọn mang về phòng khách của một gia đình thì yếu tố “bền” luôn được ưu tiên. Bởi TV không giống như điện thoại, chúng ta không có thói quen thay đổi theo mùa hay theo năm. Mua TV là đầu tư một khoảng tiền không nhỏ, vậy nên mua TV là mua cả độ bền, là mua một thiết kế, một công nghệ phù hợp để sử dụng với độ dài tính bằng thập kỷ. Và khả năng chống lưu ảnh (burn-in) trên TV trở thành một trong những lý do hàng đầu khi tìm kiếm một chiếc TV có độ bền cao
“Burn-in” là hiện tượng gì?
Khi bạn sử dụng một màn hình hiển thị trong một thời gian dài, sẽ có một căn bệnh thường thấy xuất hiện: hình ảnh bị lưu lại trên màn, khi hiển thị liên tục một hình ảnh tĩnh. Xem tin tức với logo nhà đài ở nguyên một chỗ nhiều tiếng, chơi game liên tục với bảng tỷ số, thanh máu,… chỉ hiện ở một vị trí cố định. Những ví dụ vừa nêu là lý do điển hình gây ra lưu hình rồi dần dần là burn-in, và điều này xảy ra trên cả màn hình smartphone và TV dùng công nghệ OLED.
|
Chúng ta biết OLED còn có tên gọi Organic LED (màn hình LED hữu cơ) để nhắc đến chất hữu cơ dùng trong từng điểm ảnh phụ, khi phát sáng sẽ ra các màu Red, Green, Blue. Các chất này có vòng đời không giống nhau, sau một thời gian phát sáng, các điểm ảnh phụ sẽ dần bị thoái hóa với tốc độ khác nhau. Chính điều này dẫn đến burn-in. Thường thì các khu vực hiển thị ảnh tĩnh trong thời gian dài sẽ dễ bị nhất, ví dụ thanh trạng thái, thanh điều hướng, icon.
Tuy vậy, lý do các hãng điện thoại vẫn sử dụng công nghệ này cho màn hình là bởi vì điện thoại là món đồ thường dễ thay đổi, đa phần người tiêu dùng sẽ thay đổi điện thoại trong vòng 1-2 năm sử dụng. Thế nhưng, đối với TV, vật dụng được đầu tư với mức giá cao thì burn-in sẽ gây ra rất nhiều phiền nhiễu.
Làm thế nào để TV không burn-in?
Các hãng TV hầu hết đều tuyên bố rõ rằng họ không chịu trách nhiệm nếu màn hình TV bị hiện tượng burn-in. Cũng dễ hiểu, khi mà đây là hiện tượng xuất hiện khi dùng nhiều, chứ không phải là lỗi của nhà sản xuất. Cái gì dùng nhiều mà chẳng hỏng, đó là lý lẽ của họ, không sai.
Cho đến nay, chỉ có Samsung thể hiện sự khác biệt. Là hãng duy nhất dám đứng ra cam kết với khách hàng 10 năm không lưu ảnh, có thể thấy rằng Samsung thực sự quan tâm đến trải nghiệm người dùng trên thiết bị điện tử này. Chính vì lý do đó, hãng đã dày công sáng tạo nên TV với công nghệ QLED độc quyền – là công nghệ duy nhất có khả năng chống lại hiện tượng Burn-in.
|
Cũng chính vì lý do này, những chiếc TV QLED 8K của Samsung cũng được săn đón nhiều nhất trong tất cả các dòng 8K trên thế giới. Mới đây nhất, lại thêm một chiếc TV QLED 8K 98’’ trị giá hơn 2 tỉ đồng vừa được một người Việt Nam rinh về nhà.
Tạp chí RTINGS danh tiếng và Testlab đều đánh giá TV QLED 10/10 về mặt chất lượng hình ảnh, không gặp phải lỗi burn-in khó chịu nói trên. Các game thủ hoặc những fan của TV show, phim truyền hình có lẽ đã biết nên chọn TV nào cho trải nghiệm xem thú vị nhất mà không còn gặp phải vấn đề hình ảnh như burn-in.