Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 9.6.2020 | Giáo dục

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 9.6. 2020 còn có các tin tức giáo dục đặc biệt được nhiều người quan tâm: Ở ngôi trường nhiều năm nay giáo viên, học sinh  không có nước uống, sinh hoạt. Các thông tin xung quanhkỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH. 

Trường CĐ Sư phạm sẽ đi về đâu?

Bắt đầu từ 1.7, luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, các trường CĐ sư phạm chỉ còn chức năng đào tạo ngành giáo dục mầm non. Trước thực tế này này, có trường “mất tên”, có trường ngưng tuyển sinh để đợi chuyển đổi, nhiều trường đang tìm cách để tồn tại.
Luật Giáo dục 2019 ban hành quy định trình độ chuẩn của nhà giáo được nâng lên, các trường CĐ Sư phạm không còn có chức năng đào tạo giáo viên tiểu học và THCS như trước. Quy định này khiến 29 trường CĐ sư phạm trực thuộc UBND tỉnh, thành đã rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” và sẽ khó có thể tồn tại nếu chỉ đào tạo duy nhất một ngành giáo dục mầm non. Vì thế, việc chuyển đổi hoặc thay đổi mục tiêu sớm hay muộn cũng phải diễn ra.

Thực tế hiện nay là một số trường CĐ sư phạm địa phương sáp nhập vào các trường CĐ khác trên địa bàn hoặc trở thành cơ sở đào tạo của một trường ĐH. Có trường đủ điều kiện thì xin phép Bộ LĐ-TB-XH được mở thêm một số ngành khác ngoài sư phạm để tồn tại…

Tuy nhiên điều đáng quan tâm là sau khi bi “tước” hết các ngành đào tạo giáo viên tiểu học và THCS, trong đề án tuyển sinh năm nay, các trường CĐ Sư phạm đều tăng chỉ tiêu cho ngành giáo dục mầm non. Thậm chí có trường tăng gấp 7 lần so với năm trước. Phần lớn những trường này đều cho rằng tăng là vì theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT các trường tự tính chỉ tiêu dựa vào điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất…
Quy định của Bộ GD-ĐT về việc xác định chỉ tiêu của các trường CĐ sư phạm năm nay ra sao? Thông tin này sẽ có trong phần tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (9.6).

Ở ngôi trường thầy trò thiếu nước sinh hoạt nhiều năm


Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 9.6.2020 - ảnh 1

Giáo viên đến nhà người dân xin nước về ăn uống

Nhiều năm qua, thầy và trò tại Trường tiểu học và THCS Võ Nguyên Giáp ở xã biên giới Mo Rai, H.Sa Thầy (Kon Tum) luôn phải chịu cảnh thiếu nước ăn uống, sinh hoạt.

Thầy cô giáo của trường phải tận dụng chiếc ao nhỏ trong khuôn viên trường để lấy nước rửa tay chân. Thế nhưng nước ao cũng cạn kiệt dần, các giáo viên trong trường phải thay nhau nạo vét để lấy nước sử dụng, đồng thời đến từng nhà người dân trong xã để xin nước đem về nấu nướng, ăn uống. Những ngày ao nước cạn khô, không có nước tắm giặt, các giáo viên nam phải ra sông suối tắm rửa. Giáo viên nữ phải đến nhà người dân tắm nhờ. Không chỉ riêng giáo viên, mà việc học tập của học sinh cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước rửa tay, vệ sinh.

Câu chuyện thiếu nước sinh hoạt ở trường học và những lý giải của địa phương vì sao kéo dài tình trạng này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên.
Ngoài ra trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo Thanh Niên ngày mai còn ghi nhận những thắc mắc của học sinh về lựa chọn ngành nghề, các phương thức xét tuyển của các trường qua các buổi Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên được phát sóng trên đài phát thanh- truyền hình tỉnh đồng thời trực tuyến trên thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và kênh YouTube .




Nguồn bài viết

Bài trướcNgày đầu phê chuẩn EVFTA đã thu giữ hơn 5.000 sản phẩm giả thương hiệu châu Âu
Bài tiếp theoBí thư Thành ủy Hà Nội nói về đường sắt Cát Linh