Tiềm năng đầu tư quỹ mở qua kênh ngân hàng số

Nhà đầu tư không chuyên, vốn thấp vẫn có thể tham gia quỹ mở với hình thức đầu tư trực tuyến qua ứng dụng ngân hàng số.

Bên cạnh gửi tiết kiệm, hiện các ngân hàng vẫn đang nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm đầu tư mới để bắt kịp  xu thế hiện nay, đơn cử như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng… Chứng chỉ quỹ của các quỹ mở cũng được một số ngân hàng hợp tác giới thiệu khách hàng và được thị trường hấp thụ tích cực từ các nhà đầu tư nhất là nhóm các nhà đầu tư không chuyên.

Một số ngân hàng còn “mạnh tay” mở rộng hợp tác cung cấp nền tảng số cho quỹ đầu tư đưa sản phẩm chứng chỉ quỹ đến cho khách hàng. Đơn cử Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với sản phẩm đầu tư chứng chỉ quỹ VinaCapital qua ứng dụng OCB Omni. Hợp tác chiến lược này không chỉ tăng thêm tính thuận tiện và linh hoạt cho nhà đầu tư, mà còn mở ra cơ hội tăng trưởng cho quỹ mở lẫn ngân hàng.

Kênh đầu tư triển vọng

Quỹ mở thực chất là mô hình đầu tư chứng khoán gián tiếp. Khách hàng góp tiền cho quỹ, rồi quỹ dùng tiền đó để đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

Theo mô hình này, thay vì nhà đầu tư tự quản lý tài chính thì công tác này được giao cho các chuyên viên tài chính của các quỹ thực hiện. Đội ngũ chuyên gia này là những người am hiểu thị trường và bám sát các biến động của môi trường kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước, từ đó phân tích và đưa ra nhận định về tiềm năng tăng trưởng của các khoản mục đầu tư của quỹ. Đồng thời họ ra quyết định mua, bán kịp thời để đạt được lợi nhuận tối đa cho quỹ, từ đó tối ưu dòng tiền cho nhà đầu tư.

Vì vậy, nhiều chuyên gia nhìn nhận chứng chỉ quỹ là kênh đầu tư sinh lời trong dài hạn, tỷ suất lợi nhuận trung bình ở mức hai chữ số và thay đổi hàng năm tùy theo kết quả đầu tư của quỹ.

“Kinh doanh bất động sản cần nguồn vốn lớn, đầu tư chứng khoán cần có hiểu biết về kinh tế, tài chính, kế toán và phải theo dõi thường xuyên. Còn với quỹ mở thì số tiền tham gia đầu tư có thể từ rất nhỏ, chỉ vài triệu đồng, đến rất lớn, hàng chục tỷ đồng mà nhà đầu tư không cần hao tổn tâm sức vì đã có chuyên gia tài chính quản lý hộ”, nhiều chuyên gia tài chính nhận định.

Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Hoài Thu – Giám đốc khối Đầu tư, Chứng khoán đại chúng và Trái phiếu của VinaCapital – tập đoàn đầu tư và quản lý tài sản với ban Điều hành cấp cao có trên 150 năm kinh nghiệm trực tiếp đầu tư và 17 năm kinh nghiệm tại Việt Nam cho biết, đầu tư quỹ mở là kênh đầu tư triển vọng trong giai đoạn nền kinh tế vừa phục hồi sau đại dịch.

Đầu tư quỹ mở qua kênh ngân hàng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Đầu tư quỹ mở qua kênh ngân hàng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán vẫn còn tồn tại nhiều biến động, diễn biến khó lường ảnh hưởng đến phân tích và quyết định đầu tư riêng lẻ. Trong bối cảnh đó, sự hậu thuẫn của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm là nền tảng giúp nhà đầu tư yên tâm hơn với từng đồng vốn bỏ ra. Bên cạnh đó, tính thanh khoản linh hoạt cũng giúp sản phẩm tăng sức hút.

“Quỹ mở được quản lý và vận hành chuyên nghiệp bới các chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm, mang đến cơ hội tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn đồng thời hạn chế rủi ro bởi nguyên tắc tuân thủ cao dưới sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước”, chuyên gia này đánh giá.

Tính thuận tiện nhờ ứng dụng nền tảng số

Năm 2019, VinaCapital ký kết hợp tác chiến lược cùng OCB Omni thông qua ứng dụng ngân hàng di động. Hình thức này giúp nhà đầu tư có thể chủ động về mặt thời gian lẫn không gian khi các giao dịch hoàn toàn online thông qua ứng dụng ngân hàng số OCB Omni.

Cụ thể, người dùng ứng dụng chỉ cần đăng nhập theo tài khoản Internet Banking đã đăng ký trên ứng dụng, bấm chọn mục “Bảo vệ vào đầu tư”, bấm chọn “Đầu tư tài chính” và thực hiện các giao dịch theo ý muốn. Thông tin giao dịch, thông tin quỹ, giá trị và tăng trưởng của khoản đầu tư đều được thể hiện minh bạch.

Hiện các quỹ mua được trên Omni gồm: quỹ đầu tư Cân bằng Tuệ sáng (VIBF) với lợi nhuận kỳ vọng trung bình từ 9- 12% một năm; quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF) với lợi nhuận kỳ vọng trung bình từ 12-16% một năm; quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF) với lợi nhuận kỳ vọng trung bình từ 7-10% một năm.

Trong đó, quỹ VEOF có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong giai đoạn trung hạn, trung bình từ 1-3 năm, thông qua một danh mục đầu tư đa dạng các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu của quỹ VFF là tạo ra một khoản đầu tư với mức sinh lợi ổn định, thông qua danh mục đầu tư chủ yếu vào các loại hình trái phiếu và giấy tờ có giá, giảm thiểu rủi ro do các biến động trong ngắn hạn trên thị trường.

Còn quỹ đầu tư cân bằng Tuệ Sáng (VIBF) hướng đến khách hàng kỳ vọng lợi nhuận ổn định trong các chu kỳ kinh tế khác nhau, thông qua việc phân bổ tỷ trọng đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu để tận dụng những cơ hội trên thị trường. 

Chương trình thu hút lượng lớn khách hàng tham gia, kể cả những người lần đầu tham gia đầu tư bởi mức vốn khởi động mà chương trình yêu cầu chỉ từ 2 triệu đồng.

Để mở tài khoản OCB Omni và bắt đầu đầu tư, khách hàng có các lựa chọn ghé chi nhánh, phòng giao dịch OCB bất kỳ hoặc đăng ký trực tuyến tại website ngân hàng. Ngân hàng hiện kích cầu chương trình quỹ mở này bằng cách tặng 100.000 Omni coins – một dạng điểm để đổi quà hoặc tham gia quay số nhận đồng hồ Apple Watch mỗi quý.

Ông Nguyễn Thiện Tâm – Giám đốc Chiến lược Ngân hàng Công nghệ số của OCB cho biết: “Sản phẩm chứng chỉ quỹ mở là một trong những nỗ lực của OCB nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mang đến cho khách hàng kênh đầu tư tài chính hiệu quả sau Covid-19. Thông qua kênh đầu tư trực tuyến, OCB kỳ vọng thúc đẩy tần suất sử dụng giao dịch online của khách hàng”.

Trước đó, ngân hàng tung chính sách miễn phí tất cả giao dịch thanh toán online; tích điểm đổi quà; mở tài khoản trực tuyến; gửi tiết kiệm online với lãi suất tặng thêm đến 0,3% tùy theo số tiền gửi và kỳ hạn gửi. 

Bảo An

Nguồn bài viết

Bài trướcHP công bố bộ đôi Chromebook cao cấp mới với giá 499 USD | Công nghệ
Bài tiếp theoCông bố danh sách 64 hội đồng thi tốt nghiệp THPT 2020 | Giáo dục