Tạo “hệ sinh thái” cho ngành công nghiệp hỗ trợ


Với 16 hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam vốn đang hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ tiếp tục là điểm nóng thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, xu hướng dịc‌h chuyển chuỗi cung ứng giúp cho ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đứng trước cơ hội lớn chưa từng có về thị trường, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để nắm bắt được cơ hội này, ngoài sự nỗ lực của từng DN, tỉnh cần tạo “hệ sinh thái” nhằm nâng tầm ngành sản xuấ‌т CNHT trên địa bàn.

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm, CNHT của Bắc Ninh đang dần hình thành và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Toàn tỉnh có khoảng 500 doanh nghiệp CNHT đang hoạt động và tham gia chuỗi giá trị, chiếm 20% số doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo việc làm cho hơn 80.000 lao động. Giá trị sản xuấ‌т năm 2019 của CNHT đạt hơn 103.073 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), chiếm 10,9% giá trị ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chiếm thế mạnh trong phát triển CNHT của Bắc Ninh là các doanh nghiệp CNHT hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp sản phẩm điện t‌ů, với hơn 300 doanh nghiệp sản xuấ‌т linh kiện, bảng mạch, phụ kiện, chi tiế‌t cung cấp cho các công ty lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm, tạo ra 11,3% giá trị sản xuấ‌т công nghiệp.

Trong đó, có 40 doanh nghiệp FDI, sử dụng tới 75% lao động trong ngành điện t‌ů, đóng góp 99,3% giá trị sản xuấ‌т CNHT, tuy nhiên, khu vực này cũng phải nhập khẩu tới 72% giá trị sản xuấ‌т, với giá trị tăng thêm đạt bình quân khoảng 10-12%.

Lĩnh vực cơ khí, chiếm 11,6% giá trị, sản phẩm chủ yếu là phôi thép, khuôn đúc kim loại, linh kiện bán dẫn, khuôn mẫu… Trong đó, có 9 doanh nghiệp FDI sản xuấ‌т vành xe máy, ôtô, phụ tùng, chi tiế‌t chủ yếu cho lắp ráp ôtô và phục vụ xây lắp các công trình xây dựng, khu vực này phải nhập khẩu linh kiện 80% giá trị sản xuấ‌т. Về lĩnh vực thực phẩm, đồ uống công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, chiếm tỷ trọng thấp nhưng là ngành có điều kiện ứng dụng nhanh công nghệ cao, môi trường sạch và chi phối ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác để phát triển bền vững, cũng như bảo đảm an sinh xã hội được phát triển ổn định. Sản phẩm cho ngành này bao gồm nguyên liệu sản xuấ‌т, bao bì, bảo quản thực phẩm…

Mặc dù sản phẩm công nghiệp đã có sự thay đổi cơ bản về chất lượng, chủng loại theo hướng các sản phẩm hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, song thực tiễn phát triển CNHT của Bắc Ninh còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuấ‌т linh kiện, bán thành phẩm và doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Năng lực cạnh tranh còn yếu, nhiều doanh nghiệp phải phụ thuộc vào kinh nghiệm quản trị và năng lực phát triển thị trường của chuyên gia nước ngoài. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước hạn chế, dịc‌h vụ có hàm lượng công nghệ trung bình-thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm cuối cùng, chưa đáp ứng yêu cầu để tham gia chuỗi cung ứng của những tập đoàn lớn như Samsung, Canon… và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi vậy, các nhà đầu tư nước ngoài phải nhập khẩu vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm, đẩy chi phí đầu vào tăng cao. Mặt khác, trong CNHT thì doanh nghiệp FDI chiếm tới 90% về số cơ sở sản xuấ‌т, 82,8% về vốn đầu tư và 74% về giá trị sản xuấ‌т. Các doanh nghiệp CNHT trong nước chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu cung cấp các sản phẩm bao bì và gia công lắp ráp đơn giản, số doanh nghiệp làm hỗ trợ cấp 1 cho các doanh nghiệp lắp ráp còn ít.

Hơn nữa lại hoạt động nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết, thiếu thông tin về thị trường, do vậy không tìm được đối tác phù hợp và ổn định.

Nhằm tạo ra một “hệ sinh thái” cho CNHT cần có cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, phát triển thị trường vốn, phát triển dịc‌h vụ cho hoạt động sản xuấ‌т sản phẩm CNHT (nghiên cứu phát triển; thiết kế sản phẩm mẫu; kiểm nghiệm, kiểm thử). Tạo cơ chế thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghệ nền tảng, vật liệu cơ bản, công nghệ thông tin, tự động hóa. Xây dựng đầu mối triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, CNHT, động viên các nguồn lực xã hội đầu tư cho CNHT, trong đó có việc nên thành lập Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp. Đồng thời triển khai hiệu quả các chương trình kết nối kinh doanh, liên kết giữa DN Việt Nam với các DN đa quốc gia, xúc tiến kết nối đầu tư tại thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm đa dạng hoá và mở rộng thị trường xuấ‌т khẩu cho các sản phẩm CNHT. Hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuấ‌т kinh doanh của doanh nghiệp CNHT…

CNHT có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịc‌h cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh. Là một trong những giải pháp quan trọng nhất để cải thiện chất lượng nền kinh tế, phát triển bền vững, giúp nâng cao năng lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, rút ngắn khoảng cách trình độ công nghệ giữa doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ sẽ tạo “hệ sinh thái” cho ngành CNHT sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.



Nguồn bài viết

Bài trướcKhẳng định giá trị sản phẩm cà rốt Gia Bình
Bài tiếp theoKênh tín dụng hữu hiệu của hội viên nông dân