Sinh viên nói gì về việc không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học? | Giáo dục

Mong muốn vẫn xếp loại trong bằng tốt nghiệp

Đỗ Phạm Nguyệt Thanh, sinh viên ngành y đa khoa (Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch), cho rằng: “Về loại hình đào tạo như đào tạo chính quy, tại chức và từ xa thì tôi không ủng hộ quan điểm bỏ nội dung này trong bằng tốt nghiệp vì các loại hình đào tạo khác nhau, phần nào phản ánh được chất lượng đầu ra của người được đào tạo. Bản thân tôi nhận thấy có một sự chênh lệch nhất định trong chất lượng đầu ra của các loại hình đào tạo, đặc biệt là đào tạo chính quy và đào tạo liên thông”.

Còn về xếp loại tốt nghiệp, Nguyệt Thanh bày tỏ: “Tôi mong muốn vẫn giữ xếp loại trong bằng tốt nghiệp, trước hết là để không cào bằng kết quả đầu ra của sinh viên. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được năng lực bước đầu của người được tuyển dụng…”.

Nguyệt Thanh nói: “Tôi nghĩ nên giữ nguyên những bằng tốt nghiệp cho một số ngành nghề đặc thù như: bằng bác sĩ, bằng kỹ sư, bằng dược sĩ…Vì cơ bản, các ngành nghề này có thời gian đào tạo dài hơn so với các ngành cử nhân khác (thường từ 5 – 6 năm). Nếu dùng chung một loại bằng như các ngành khác thì dường như không phản ánh hết được quá trình học tập của sinh viên, và sẽ nhầm lẫn với các ngành khối ngành cử nhân khác trong lĩnh vực khoa học sức khỏe như: dinh dưỡng, điều dưỡng…”.


Sinh viên nói gì về việc không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học? - ảnh 2

Sinh viên tìm việc làm tại ngày hội tuyển dụng vào cuối tháng 9.2019

“Có một chút gì đó không công bằng ở đây”

Trong khi đó, Đỗ Ngọc Thành Danh, sinh viên của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, cho rằng: “Thay đổi mới này của Bộ GD-ĐT cũng có phần hợp lý trong giai đoạn hiện nay, khi mà bằng cấp không nói lên được tất cả”.

Theo Thành Danh, nếu như chỉ chú tâm đến kết quả xếp loại tốt nghiệp mà quên trang bị kỹ năng mềm, khả năng làm việc thực tế không tốt thì sinh viên ra trường rất khó đạt được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.  

Ở một phương diện khác, Thành Danh nói: “Em nghĩ dự thảo này cũng có mặt trái của nó, với nhiều bạn sinh viên cố gắng học tập, năng lực xuất sắc nhưng khi tốt nghiệp mà bằng cấp có hình thức giống như một bạn sinh viên chỉ học qua loa, nửa vời thì cũng có một chút gì đó không công bằng ở đây”.


Sinh viên nói gì về việc không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học? - ảnh 3

Sinh viên phỏng vấn xin việc

Bằng cấp là cơ sở để các nhà tuyển dụng tin tưởng hơn

Còn Nguyễn Ngọc Phương Thảo, sinh viên của Học viện Cán bộ TP.HCM, chia sẻ: “Với góc nhìn của em thì việc không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp là không hợp lý. Theo em, bằng tốt nghiệp phải được phân biệt, xếp loại theo các mức: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá, trung bình và hình thức đào tạo. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên phấn đấu hơn trong quá trình học tập chuyên môn để có được tấm bằng tốt khi ra trường”.

Phương Thảo lo lắng: “Khi dự thảo được thông qua, tức không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp, em nghĩ sẽ có sự bất công. Tuy là các nhà tuyển dụng ngày nay đánh giá sinh viên qua thực tiễn, kỹ năng nhiều hơn nhưng bằng tốt nghiệp cũng thể hiện họ đã có quá trình rèn luyện chuyên môn, là cơ sở để các nhà tuyển dụng tin tưởng hơn”.



Nguồn bài viết

Bài trướcĐạm Hà Bắc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới sau khi lỗ âm vốn | Tài chính – Kinh doanh
Bài tiếp theo10 biểu hiện của kẻ bất tài không có tiền đồ