Sinh viên BUV có thể chuyển tiếp sang nhiều đại học trên thế giới

Sinh viên học tại BUV có thể chọn chuyển đổi tín chỉ để tiếp tục theo học tại ĐH London và Staffordshire ở Anh hoặc nhiều trường khác trên thế giới.

Buổi tư vấn trực tuyến chủ đề “Học tại Việt Nam, nhận bằng Anh quốc” thu hút nhiều sự quan tâm của độc giả với hàng trăm câu hỏi gửi về chương trình. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc về tiêu chí xét tuyển, chương trình đào tạo, bằng cấp, cơ hội chuyển tiếp sang trường đại học nước ngoài…

Thầy Christopher Jeffery – Giám đốc Học vụ, trường ĐH Anh Quốc Việt Nam chia sẻ, BUV hợp tác cùng ĐH Staffordshire và ĐH London – hai trường danh giá, xếp thứ hạng cao tại Anh. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận bằng Anh quốc có giá trị toàn cầu.

Về điều kiện tuyển sinh của BUV sau Covid-19, thầy Christopher Jeffery cho biết, cũng như hai trường ĐH London và Staffordshire, yêu cầu xét tuyển cho học sinh nhập học năm 2020 không thay đổi, ngoại trừ việc lùi kỳ khai giảng đến tháng 9 để đảm bảo học sinh có đủ thời gian hoàn thành chương trình THPT và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào đại học.

Những học sinh mong muốn đi du học nhưng chưa sẵn sàng về tâm lý, tài chính và lo ngại dịch bệnh, có thể lựa chọn học một hoặc hai năm tại BUV sau đó lựa chọn chuyển đổi tín chỉ để tiếp tục theo học tại ĐH London và ĐH Staffordshire ở Anh hoặc nhiều trường đại học khác trên thế giới.

Mặt khác, những bạn học đại học trọn vẹn ba năm tại một nước nói tiếng Anh (Mỹ) khi chuyển tiếp về BUV sẽ được miễn chứng chỉ IELTS. Nếu khoảng thời gian học tập ít hơn ba năm nhưng có học và thi các môn về tiếng Anh thì có thể nộp kết quả đó cho BUV để xét tuyển miễn chứng chỉ IELTS.

Dưới đây là nội dung buổi tư vấn:

– Được biết BUV là trường ĐH quốc tế đầu tiên và duy nhất cấp bằng trực tiếp từ 2 trường ĐH của Anh Quốc là Đại học Staffordshire và Đại học London. Vậy trường có thể chia sẻ thêm về 2 đối tác này và hệ thống giáo dục cũng như bằng cấp Anh Quốc đem lại những giá trị gì cho sinh viên? (Nguyễn Hương, 22 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery – Giám đốc Học vụ, trường ĐH Anh Quốc Việt Nam:

Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam hợp tác cũng hai trường ĐH Staffordshire và ĐH London – hai trường đại học danh giá, được xếp thứ hạng cao tại Anh. Đầu tiên, ĐH Staffordshire có sự đầu tư về cả cơ sở vật chất và các chuyên ngành có tính đột phá và ứng dụng cao.

ĐH London chú trọng vào sự phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng thích nghi với môi trường quốc tế.

Chất lượng của cả hai trường đều được công nhận thông qua lịch sử lâu đời và các chuyên ngành được xây dựng dựa trên nhu cầu của thị trường lao động.

Thầy Christopher Jeffery - Giám đốc Học vụ, trường ĐH Anh Quốc Việt Nam
Thầy Christopher Jeffery – Giám đốc Học vụ, trường ĐH Anh Quốc Việt Nam

– Em muốn hỏi về điều kiện tuyển sinh của trường? Điểm IELTS cần đạt bao nhiêu? Học phí như thế nào? (Phạm Thị Hoa, 17 tuổi)

– Phan Anh Tuấn – Phó Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác BUV:

BUV tuyển sinh theo hình thức xét tuyển hồ sơ và không xét điểm thi đại học trong nước của các thí sinh. Điều kiện xét tuyển bao gồm:

Học bạ hoặc bảng điểm THPT;

Chứng chỉ hoàn thành chương trình THPT hoặc bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

Về Tiếng Anh, phần lớn các chương trình đào tạo tại BUV yêu cầu Tiếng Anh ở mức IELTS 6.0 hoặc tương đương. Sinh viên chưa có bằng IELTS có thể đến BUV tham gia bài kiểm tra Tiếng Anh học thuật để xác định trình độ Tiếng Anh hiện tại thay thế cho chứng chỉ IELTS.

Học phí cho toàn chương trình dao động từ 570 triệu đồng đến 780 triệu đồng tùy chuyên ngành đào tạo.

– Sinh viên có được hỗ trợ phương tiện di chuyển không? Nhà trường có ký túc xá không? (Nguyễn Thuận, 45 tuổi)

– Lý Minh Anh – Sinh viên năm ba, chuyên ngành Quản trị Du lịch, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam:

Với các bạn sinh viên theo học tại BUV, có hai cách đi chính. Cách thứ nhất là hệ thống xe buýt do trường hỗ trợ với ba tuyến trong nội thành Hà Nội. Cách thứ hai là đi xe buýt thuộc khu đô thị Ecopark với 9 tuyến. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tự đi xe riêng tới trường vì trường có chỗ đỗ xe, đường đi tiện lợi.

Hiện tại, trường chưa có ký túc xá. Tuy nhiên, vì trường nằm trong khu đô thị nên việc tìm kiếm nhà cho các sinh viên rất đơn giản. Trường cũng có hỗ trợ các bạn trong việc tìm kiếm nhà ở. Các bạn sinh viên trong cộng đồng BUV cũng thường xuyên chia sẻ thông tin cho thuê nhà để giúp những bạn có nhu cầu tìm kiếm.

– Nhà trường có thể cho biết, BUV đào tạo những ngành nào trong chương trình học? (Mai Hương, 42 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery

Hiện tại trường đang giảng dạy 11 chuyên ngành, chia ra thành 4 khối ngành chính: Quản trị và Kinh doanh, Du lịch và Khách sạn, Thiết kế Sáng tạo, Khoa học Máy tính và Công nghệ.

Trong suốt 10 năm hình thành, BUV bắt đầu bằng khối ngành Quản trị và Kinh doanh. Sau khi chuyển về khu đô thị Ecopark, BUV bắt đầu mở thêm nhiều chuyên ngành khác có tính ứng dụng cao hơn và rất thu hút trong thị trường lao động.

– Nếu học sinh chưa xác định rõ được ngành học, BUV có hỗ trợ gì về việc chọn ngành và chọn trường không? (Hoàng Đức Anh, 18 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Phòng tư vấn tuyển sinh của nhà trường tổ chức rất nhiều các hoạt động để giúp các bạn học sinh hiện đang phân vân chưa xác định được ngành học mình nên theo đuổi trong tương lai. Có thể kể đến các bài tư vấn hướng nghiệp chuyên sâu, ngày hội trải nghiệm các ngành học khác nhau, bài kiểm tra tính cách hay những buổi tư vấn tâm lý với chuyên gia của nhà trường. Tất cả hoạt động này sẽ giúp cho học sinh tự khám phá ra những điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra ngành nghề phù hợp nhất.

– Giảng viên có đúng 100% quốc tế không? Sinh viên có gặp nhiều khó khăn khi học tập, giao tiếp với giảng viên quốc tế vì khoảng cách văn hóa không? (Phan Bắc, 49 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

100% giảng viên của trường là giáo viên quốc tế. Nhiều sinh viên khi mới vào trường gặp khó khăn khi giao tiếp cũng như học tập cùng giảng viên quốc tế vì các bạn chưa quen với hệ thống học cũng như việc học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, khó khăn này không kéo dài vì tân sinh viên sẽ được hỗ trợ bởi phòng Hướng nghiệp và phát triển sinh viên.

Phòng Hướng nghiệp và phát triển sinh viên sẽ tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các buổi workshop về văn hóa, kỹ năng mềm… cần thiết cho sinh viên. Những hoạt động này giúp các bạn có thời gian thích nghi với môi trường mới cũng như làm quen với thầy, cô giáo.

Ngoài ra, các bạn có thể hẹn gặp giảng viên riêng để nghe giảng lại hoặc giải đáp thắc mắc trong buổi học. Mỗi kỳ, sinh viên của trường được phân một giảng viên hỗ trợ để khi có bất cứ câu hỏi nào liên quan tới bài vở, học tập, đều có thể liên hệ với họ để trao đổi về tình hình học tập.

– Điều kiện tuyển sinh của BUV có gì thay đổi sau Covid-19 và giống với các trường của Vương quốc Anh ở điểm nào? (Nguyễn Bách, 21 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery

Cũng giống như hai trường ĐH London và Staffordshire, yêu cầu xét tuyển cho học sinh nhập học năm 2020 không có sự thay đổi, ngoại trừ việc lùi kỳ khai giảng đến tháng 9 để đảm bảo học sinh có đủ thời gian hoàn thành chương trình THPT và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào đại học.

Đặc biệt, với những học sinh mong muốn được đi du học nhưng chưa sẵn sàng về tâm lý, tài chính và lo ngại về dịch bệnh, có thể lựa chọn học một hoặc hai năm tại BUV sau đó lựa chọn chuyển đổi tín chỉ để tiếp tục theo học tại ĐH London và ĐH Staffordshire ở Anh hoặc nhiều trường đại học khác trên toàn thế giới.

– Em đang học dở High school ở nước ngoài, không có bằng tốt nghiệp cấp 3 cũng không có chứng chỉ Foundation thì có phương án nào để học ở BUV không ạ? (Hoài Anh, 17 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Trong trường hợp này lời khuyên của tôi dành cho em là: Em hãy thu thập bảng điểm (và mô tả môn học – nếu có) của các môn em đã hoàn thành trong những năm THPT vừa qua tại nước em đang theo học và gửi cho bộ phận tuyển sinh của BUV. Dựa vào bảng điểm đó, chúng tôi có thể trả lời chính xác cho em là em có được chấp nhận vào nhập học chương trình mong muốn tại BUV hay không. Trong trường hợp BUV chưa thể nhận em vào chương trình đó với hồ sơ hiện tại, phòng tuyển sinh cũng có thể đưa cho em lời khuyên về những chương trình học tập khác em có thể cân nhắc theo đuổi, để sau khi hoàn thành có thể nhập học tại BUV.

Phan Anh Tuấn - Phó Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam.
Phan Anh Tuấn – Phó Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam.

– Em học đại học ở Mỹ 2 năm thì có được miễn IELTS không ạ? Khi chuyển tiếp về BUV thì cần phải làm những gì ạ? (Phương Thùy, 21 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Nếu trong trường hợp em đã học trọn vẹn ba năm tại một nước nói Tiếng Anh (ví dụ như Mỹ) thì sẽ được miễn chứng chỉ IELTS. Nếu khoảng thời gian học tập ít hơn ba năm nhưng em có học và thi các môn về Tiếng Anh thì có thể nộp kết quả đó cho BUV để xét tuyển miễn chứng chỉ IELTS. Lựa chọn cuối cùng, nếu em không học và thi môn Tiếng Anh nào thì em có thể tham dự bài kiểm tra Tiếng Anh học thuật tại BUV để nhà trường có thể đánh giá chính xác trình độ Tiếng Anh của em.

– Do đợt này đang dịch nên em chưa về Việt Nam được, liệu BUV có kì nhập học nào đầu năm 2021 để đón du học sinh nước ngoài như em không? (Trung Anh, 20 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Mỗi năm BUV có hai kỳ nhập học vào tháng 9 và tháng 1. Nếu em chưa thể về Việt Nam ngay bây giờ, em hoàn toàn có thể liên hệ với bộ phận tuyển sinh để hỗ trợ online, giúp em hoàn thiện hồ sơ cũng như hướng dẫn các bước chuẩn bị phải làm để kịp nhập học vào khóa tháng 1 năm 2021.

– Các hoạt động sinh viên có được nhà trường hỗ trợ không? (Trần Phong, 17 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

Nhà trường luôn khuyến khích các hoạt động và dự án được khởi xướng bởi chính sinh viên. Trường cũng sẵn sàng hỗ trợ về mặt ngân sách hoặc tư vấn trong quá trình thực hiện dự án, giúp các bạn hoàn thành một cách hợp lý, đem lại lợi ích và ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng.

Ví dụ: Sinh viên BUV cho ra mắt tạp chí The Little UK. Đây là dự án do sinh viên của câu lạc bộ tiếng Anh thực hiện từ những bước đầu tiên đến khi xuất bản. Trong dự án này, nhà trường đã hỗ trợ kinh phí in ấn, tư vấn về nội dung cho các bạn.

Hoặc trong dự án “Thế hệ trẻ chung tay phát triển du lịch bền vững”, nhà trường hỗ trợ về địa điểm tổ chức và kinh phí. Nhờ đó, các bạn đã tổ chức thành công chương trình trao đổi văn hóa giữa sinh viên các nước trong khu vực Đông Nam Á.

– Các ngành học kéo dài mấy năm? Một năm học của BUV sẽ là 3 tháng học 3 tháng thực tập, vậy thời gian học tính ra chỉ có 6 tháng một năm thì liệu có đảm bảo kiến thức hay không? (Phạm Tâm, 47 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery:

Hiện tại, các chuyên ngành ở BUV kéo dài 3 năm. Tổng thời lượng học tại BUV tuân thủ chính xác theo quy định của ĐH London và Staffordshire tại Anh, do đó, phụ huynh có thể yên tâm rằng sinh viên sẽ được hưởng chương trình đào tạo chuẩn Anh Quốc.

Cũng như hai trường đại học đối tác, BUV đề cao tính chủ động của sinh viên, chính vì vậy việc học tập không chỉ tính bằng thời gian lên lớp mà còn trong thời gian thực tập, tự nghiên cứu… của sinh viên.

– Thủ tục để học sinh đang theo học các trường đại học bên nước ngoài muốn chuyển tiếp về BUV là gì? Học sinh cần chuẩn bị những hồ sơ gì cho quá trình xét duyệt chuyển tiếp và thời gian để có câu trả lời chính thức từ trường là bao lâu? Hiện trường đang có chương trình ưu đãi học phí gì cho học sinh tuyển tiếp về hay không? (Nguyễn Thị Huyền, 22 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Để xét tuyển hồ sơ, sinh viên cần thu thập và chuyển bảng điểm các môn đã hoàn thành (kèm mô tả môn học – nếu có) tại trường đang theo học, chứng chỉ tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, chứng chỉ Tiếng Anh (nếu có) tới bộ phận tuyển sinh, theo đường bưu điện hoặc qua hòm thư điện tử của phòng tuyển sinh BUV ([email protected]).

Thời gian xét duyệt và phản hồi sẽ tùy vào từng trường hợp nhưng thường dao động từ 5 – 10 ngày làm việc.

Nhằm hỗ trợ các bạn sinh viên không bị ảnh hưởng lộ trình học tập trong thời điểm khó khăn này, BUV đã đưa ra chương trình “Du học không gián đoạn” với các suất hỗ trợ 15% học phí cho sinh viên có nguyện vọng xét tuyển vảo BUV trong kỳ học mùa thu 2020.

– Phương pháp học tập tại BUV như thế nào? (Trần Hoài Nam, 47 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

Chào chú! Từ năm 2019, BUV bắt đầu triển khai nguồn học liệu số 100% thông qua iPad do trường cung cấp giúp sinh viên chủ động học tập, làm bài và nghiên cứu bất cứ đâu.

Giảng viên khuyến khích sinh viên tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài học. Cấu trúc của mỗi buổi học linh động, sinh viên được nghiên cứu và phân tích các ví dụ thực tiễn hoặc thực hành theo nhóm. Khi thi cuối kỳ, sinh viên tự nghiên cứu tài liệu để hoàn thành bài luận dưới sự góp ý và hướng dẫn của giảng viên.

Xuyên suốt học kỳ, trường sẽ tổ chức chuỗi workshop hoặc hội thảo chuyên ngành với các chuyên gia đến từ nhiều công ty đầu ngành. Các chuyên gia sẽ giao lưu với sinh viên cũng như chia sẻ những kinh nghiệm, giúp các bạn áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế.

– Các kỳ thực tập của sinh viên có bắt buộc không? Nhà trường có hỗ trợ gì trong quá trình thực tập của sinh viên không? Nếu công ty hoặc doanh nghiệp mà sinh viên muốn thực tập không nằm trong mạng lưới đối tác, nhà trường có hỗ trợ không? (Nguyễn Thị Hường, 21 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

Một kỳ học tại BUV kéo dài 3 tháng, sau đó nghỉ 3 tháng. Vì vậy, sinh viên sẽ có tổng cộng 6 kỳ thực tập sau 3 năm học. Nhà trường khuyến khích các bạn tận dụng những khoảng thời gian này trang bị kỹ năng thực tế và tích lũy kinh nghiệm làm việc tại các môi trường chuyên nghiệp.

Phòng Hướng nghiệp và phát triển sinh viên (SE) thường xuyên đăng tải và gửi thư để giới thiệu cơ hội thực tập hoặc làm việc cho tất cả sinh viên. Sau khi lựa chọn cơ hội phù hợp với mình, SE sẽ hỗ trợ các bạn hoàn thiện CV, phỏng vấn giả định cũng như đưa ra lời khuyên để chuẩn bị tốt nhất cho cơ hội thực tập. Với những doanh nghiệp không nằm trong mạng lưới đối tác của BUV, trường vẫn hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình thực tập.

– Trường hợp các trường đại học bên nước ngoài đang nghỉ dịch và học sinh không thể lấy được bảng điểm chính thức tại trường về để xét duyệt thì phải làm như thế nào? Học sinh có thể nộp trước bảng điểm online trên website của các trường rồi bổ sung giấy tờ chính thức sau được hay không? (Hà Anh, 20 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Hiện nay, BUV chấp nhận bảng điểm online sinh viên thu thập và gửi qua hòm thư điện tử cho phòng tuyển sinh. Tùy từng trường hợp cụ thể, BUV có thể liên lạc với sinh viên hoặc trường sinh viên đang theo học yêu cầu bổ sung thông tin, giấy tờ cần thiết để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Khi bảng điểm được chấp thuận, sinh viên sẽ ký cam kết nộp bổ sung hồ sơ trong hai tuần kể từ ngày trường đại học đang theo học mở cửa trở lại. Sau đó, sinh viên có thể chính thức nhập học tại BUV.

– Thời khóa biểu học 3 tháng và thực tập 3 tháng có giống với 2 trường ĐH Staffordshire và ĐH London không? (Huyền Trang, 20 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery:

Tuy thời gian học trên lớp và tổng số tín chỉ tại BUV đảm bảo giống hoàn toàn tại ĐH Staffordshire và ĐH London, BUV đã chủ động phân bổ, sắp xếp lại chương trình để cân bằng giữa lý thuyết và thực hành.

Cụ thể, sinh viên tại Anh sẽ mất 4 năm nếu muốn hoàn thành chương trình học và thực tập. Trong khi đó, tại BUV, do xen kẽ 3 tháng thực tập vào thời gian học (3 tháng học, 3 tháng thực tập) sinh viên có thể hoàn thành chương trình học và có kinh nghiệm thực tập chỉ trong vòng 3 năm.

Thầy Christopher Jeffery nhận được hàng trăm câu hỏi về chương trình tuyển sinh, đào tạo và học bổng năm nay của trường BUV.
Thầy Christopher Jeffery nhận được hàng trăm câu hỏi về chương trình tuyển sinh, đào tạo và học bổng năm nay của trường BUV.

– Em đã hoàn thành xong chương trình năm nhất của A Level bên Anh, liệu em có đủ điều kiện đăng kí nhập học tại BUV? (Hoài Thu, 19 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Nếu em đã hoàn thành năm nhất A Level và có chứng chỉ AS Level thì em đã đủ điều kiện theo học các khóa dự bị chuyên ngành kéo dài từ 6 – 24 tuần, tùy theo chương trình đại học em chọn trong tương lai trước khi bước sang ba năm cử nhân.

– Con tôi học trường công lập, liệu có khó hòa nhập hoặc theo kịp chương trình học 100% tiếng Anh không? (Nguyên Hà, 45 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

Chào cô! Hội đồng sinh viên (SAC) sẽ tổ chức lễ Incendio để chào đón các tân sinh viên, giúp các bạn làm quen với bạn bè, thầy cô, các anh chị khóa trên và các anh chị nhân viên. Đồng thời, trường còn có các hoạt động teambuilding dành cho tân sinh viên.

Bên cạnh đó, thầy cô của trường luôn cởi mở và nhiệt tình hỗ trợ cũng như tiếp nhận những câu hỏi, góp ý của học viên. Cộng đồng sinh viên cởi mở, năng động và hòa đồng sẵn sàng giúp đỡ những bạn mới vào trường. Cơ sở vật chất hiện đại cùng phòng học chức năng (studio, lounge…) cùng phòng học 24h sẽ tạo mọi điều kiện để sinh viên có môi trường học tập tốt nhất.

– Cơ hội chuyển tiếp khi học tại BUV là như thế nào? Có dễ dàng để được chuyển tiếp sang trường đối tác bên Anh cũng như các nước khác như Mỹ, Úc, Canada với chương trình đang học tại BUV không? (Phan Thắng, 19 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery:

Sinh viên sau khi học một hoặc hai năm tại BUV có thể dễ dàng chuyển tiếp sang ĐH London, Staffordshire hoặc các trường đại học khác tại Anh do cùng hệ thống giáo dục và tín chỉ.

Nếu sinh viên muốn chuyển tiếp sang các trường đại học khác trên thế giới, không giảng dạy chương trình của ĐH London, ĐH Staffordshire, BUV sẽ hỗ trợ và đồng hành trong quá trình chuẩn bị hồ sơ chuyển tiếp.

– Đối với những học sinh đang học những chương trình như A Level hay IB tại các trường THPT quốc tế tại Việt Nam thì có ưu tiên gì trong việc xét tuyển vào trường hay không? (Ánh Tuyết, 17 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Các bạn học sinh hoàn thành chương trình như A Level hay IB sẽ được miễn khóa dự bị chuyên ngành và tuyển thẳng vào các chương trình cử nhân tại BUV. Tuy nhiên, tùy vào các môn mà học sinh đã học tại A Level hay IB, bộ phận tuyển sinh sẽ tư vấn và giúp sinh viên lên lộ trình có nên học thêm khóa Pathway để đảm bảo kiến thức cơ bản hay không.

Ví dụ: Sinh viên theo học ngành Khoa học máy tính mà trước đây chưa từng học môn nào liên quan đến chuyên ngành, nên theo học khóa Pathway.

Anh Phan Tuấn Anh chia sẻ, các bạn học sinh hoàn thành chương trình như A Level hay IB sẽ được miễn khóa dự bị chuyên ngành và tuyển thẳng vào các chương trình cử nhân tại BUV.
Anh Phan Tuấn Anh chia sẻ, các bạn học sinh hoàn thành chương trình như A Level hay IB sẽ được miễn khóa dự bị chuyên ngành và tuyển thẳng vào các chương trình cử nhân tại BUV.

– Trường có những câu lạc bộ nào cho sinh viên? (Trần Tuấn, 19 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

Hiện tại, trường có tổng cộng 15 câu lạc bộ gồm: tiếng Anh, nhảy, nấu ăn, nhiếp ảnh, tranh biện… Đặc biệt, Hội đồng sinh viên (SAC) thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, là cầu nối giúp gắn kết giữa nhà trường và sinh viên.

Để tìm hiểu thông tin chi tiết về các câu lạc bộ, các bạn có thể truy cập fanpage: BUV Student Community. Các hoạt động của 15 câu lạc bộ sinh viên rất sôi nổi, giúp tạo nên cá tính riêng biệt của sinh viên BUV.

– BUV tuyển chọn giảng viên theo các tiêu chí nào? (Nguyệt Anh, 22 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery:

100% giảng viên tại BUV là giảng viên quốc tế, có kinh nghiệm giảng dạy tại nhiều trường trên thế giới và hiểu biết về hệ thống giáo dục Anh. Yêu cầu tối thiểu đối với giảng viên tại BUV là trình độ thạc sĩ. Điều này vừa tuân thủ yêu cầu của ĐH London và ĐH Staffordshire, vừa đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Tất cả giảng viên tại BUV đều được tuyển chọn và thông qua quy trình xét tuyển của ĐH London và ĐH Staffordshire.

– Vì sao học sinh Việt Nam cần học khóa Pathway mặc dù sẽ có bằng tốt nghiệp THPT? Những trường hợp nào được miễn khóa này? (Minh Anh, 17 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Do sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục Việt Nam (12 năm) và giáo dục Anh Quốc (13 năm) nên học sinh theo học bậc THPT tại Việt Nam sẽ cần bổ sung kiến thức và kỹ năng thông qua khóa học Pathway này. Khóa học sẽ mang đến cho các em những môn cơ bản của chuyên ngành em sắp theo học cũng như kỹ năng để học tập và nghiên cứu trong môi trường chuẩn Anh Quốc.

Khóa học Pathway được miễn cho sinh viên đã có bằng A Level, IB hoặc đã hoàn thành một khóa Foundation tương đương ở một trường đại học khác.

– Ngoài chương trình đào tạo, BUV có thêm hỗ trợ gì cho sinh viên về mặt tinh thần và thể chất không? (Trần Thái, 17 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

Trường có chuyên viên tư vấn tâm lý 1:1 luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với sinh viên khi các bạn gặp khó khăn và căng thẳng trong quá trình học tập lẫn cuộc sống.

Bên cạnh đó, trường còn có khu phức hợp thể thao hiện đại với sân bóng có cỏ được nhập khẩu từ Bỉ, sân cầu lông, bóng rổ, phòng tập gym, yoga… Đặc biệt, hàng tuần, sinh viên còn có thể tham gia chương trình massage miễn phí.

– Bằng cấp tại BUV giúp ích thế nào cho sinh viên khi xin việc tại các quốc gia khác trên thế giới? (Thu Hương, 18 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery:

Tôi xin khẳng định việc học tập tại BUV không có sự khác biệt với hai trường ĐH London và ĐH Staffordshire. Vì vậy, bằng cấp của BUV là bằng Anh Quốc, được công nhận toàn cầu.

Nền giáo dục Anh vốn được công nhận là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới nên với việc sở hữu tấm bằng Anh Quốc, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể học lên cao học ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, cũng như có cơ hội làm việc trên toàn cầu.

– Tôi được biết campus của BUV được đầu tư 70 triệu đô, vậy cơ sở vật chất ở trường có đạt được tiêu chuẩn quốc tế và giúp tăng trải nghiệm học tập cho sinh viên không? (Lâm Phúc, 47 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Hiện tại, BUV đã đưa vào hoạt động cơ sở tại khu đô thị Ecopark với giai đoạn 1 được đầu tư 25 triệu USD, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho 2.000 sinh viên. Khuôn viên trường được thiết kế mang tính biểu tượng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các ứng dụng công nghệ giáo dục hiện đại bậc nhất châu Á.

Có thể kể đến hội trường lớn có sức chứa gần 300 người, các phòng học chức năng theo từng chuyên ngành, các phòng giải trí, học nhóm cho sinh viên, thư viện hiện đại với diện tích trên mỗi sinh viên lớn nhất Việt Nam.

– Hệ thống đối tác doanh nghiệp của BUV có cam kết tuyển sinh viên BUV sau khi tốt nghiêp không? (Hoài Phong, 21 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

BUV cam kết đào tạo sinh viên theo chương trình chuẩn quốc tế với tầm nhìn toàn cầu và những hiểu biết đặc thù đối với thị trường châu Á và Việt Nam, trang bị cho sinh viên những kiến thức, kĩ năng thiết yếu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Nhà trường cam kết đồng hành cùng sinh viên để xây dựng một bộ hồ sơ đẹp, sự tự tin khi phỏng vấn và hỗ trợ kết nối với hơn 300 đối tác để tìm kiếm và gợi ý những cơ hội việc làm tốt nhất cho sinh viên. Với cam kết trên, 100% sinh viên BUV tốt nghiệp trong những năm vừa qua tìm được việc làm hoặc tiếp tục học lên cao học trong ba tháng.

– Phương pháp đào tạo tại BUV có gì đặc biệt? (Nguyễn Hoàng, 43 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery:

BUV không chỉ theo định hướng lấy sinh viên là trung tâm, chúng tôi còn đề cao sự chủ động, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là tư duy phản biện. Các lớp học tại BUV không chỉ có sự truyền đạt một chiều từ giảng viên, các thầy cô khuyến khích sinh viên bày tỏ quan điểm, cùng xây dựng bài học. Các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy hiện đại cũng luôn được cập nhập và ứng dụng thường xuyên như làm việc nhóm, dự án nghiên cứu cá nhân…

Chương trình Cử nhân danh dự tại BUV yêu cầu sinh viên phải hoàn thành 360 tín chỉ. Đây là một thử thách và cũng là động lực để các bạn sinh viên nỗ lực học tập trong 3 năm.

– Trong năm học có hoạt động, sự kiện sinh viên nào nổi bật? (Hà Thị Thủy, 19 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

Trường có rất nhiều sự kiện được khởi xướng bởi sinh viên như Halloween, tiệc Giáng sinh, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày nhà giáo… Bên cạnh những sự kiện lớn của trường, các bạn sinh viên ở 15 câu lạc bộ cũng thường xuyên tổ chức hoạt động riêng.

Ví dụ: Câu lạc bộ tình nguyện thường xuyên tổ chức chương trình quyên góp cũng như những hoạt động thiện nguyện, tặng quà cho người có hoàn cảnh khó khăn. Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát, các sinh viên của câu lạc bộ cùng kêu gọi và chung tay đóng góp vào “Quỹ phòng chống dịch bệnh Covid-19”.

– BUV có mấy chương trình học bổng và hạn nộp hồ sơ các loại học bổng này? (Hà Văn Đức, 18 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Từ năm 2020, BUV đã mở rộng quỹ học bổng dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam với tổng giá trị lên tới 40 tỷ đồng, mở ra hàng trăm cơ hội học bổng cho các học sinh tài năng, có thành tích học tập tốt, có định hướng đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội. Danh giá nhất là học bổng đại sứ Vương Quốc Anh với 4 suất toàn phần mỗi năm, giá trị tới 800 triệu đồng. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia các chương trình học bổng: Chủ tịch, giám đốc học vụ, tài năng, địa phương… với giá trị từ 30% học phí trở lên.

– Điều kiện apply học bổng ở BUV là gì? (Minh Hà, 17 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Mỗi chương trình học bổng sẽ có điều kiện tham gia khác nhau. Ví dụ học bổng “Đại sứ Vương Quốc Anh” sẽ có điều kiện tham gia như sau:

– Công dân Việt Nam dưới 31 tuổi

– Hoàn thành chương trình cho phổ thông với điểm năm lớp 12 từ 7,5

– Hoàn thiện hồ sơ học bổng trước thời hạn 25/5 hàng năm

– Đủ điều kiện về trình độ Tiếng Anh tối thiểu.

Với các chương trình học bổng khác của BUV, sinh viên liên hệ trực tiếp với bộ phận tuyển sinh để được tư vấn cụ thể về các điều kiện cần thiết để tham gia.

Lý Minh Anh - Sinh viên năm ba, chuyên ngành Quản trị Du lịch, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam
Lý Minh Anh – Sinh viên năm ba, chuyên ngành Quản trị Du lịch, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam

– Em quan tâm và có ý định theo học các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực du lịch, khách sạn. Tuy nhiên ngành này chưa được chú trọng đào tạo tại Việt Nam. BUV có đào tạo ngành này không và có gì nổi bật trong chương trình đào tạo? (Thanh Tú, 17 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery:

BUV cung cấp hai chương trình đào tạo riêng biệt: Quản trị Du lịch và Quản trị Khách sạn.

Với chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi 100% giảng viên quốc tế, sinh viên sẽ vừa có tầm nhìn, kiến thức toàn cầu, vừa có những hiểu biết về thị trường đặc thù của châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng.

BUV đặc biệt đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất, phòng học chức năng, tái hiện không gian làm việc thực tế của khách sạn 5 sao để sinh viên có môi trường học tập gắn liền với thực tiễn.

Sinh viên hai chuyên ngành này tại BUV không chỉ được đào tạo về kỹ năng mà còn được phát triển toàn diện về tư duy quản lý để có thể trở thành một nhà quản lý xuất sắc trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, việc sinh viên có cơ hội thực tập tại hệ thống các khách sạn lớn như Intercontinental, Metropole, JWMarriot… giúp trang bị kỹ năng và kinh nghiệm thực tế để sẵn sàng làm việc ngay khi ra trường.

– Các tiêu chí xét học bổng của BUV theo em biết bao gồm điểm trung bình – GPA, hoạt động ngoại khóa, năng khiếu nghệ thuật, bài luận cá nhân. Theo ban tuyển sinh, trong các yếu tố trên, đâu là yếu tố quan trọng nhất để quyết định, và có một tỉ lệ cố định nào cho các yếu tố trên không? (Trần Hoàng Anh, 17 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Các yếu tố xét duyệt học bổng của BUV đều đóng vai trò quan trọng như nhau. Điều mà BUV tìm kiếm là một điểm sáng có thể kết nối tất cả các yếu tố trên lại và thể hiện tiềm năng trở thành người đại diện cho cộng đồng sinh viên BUV trong tương lai.

Ngoài ra, tùy theo chương trình học bổng cụ thể mà có thể một số tiêu chí đánh giá sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng hơn, ví dụ: học bổng tài năng đánh giá các tài năng trên lĩnh vực nghệ thuật, thể thao hay hoạt động cộng đồng.

– Em đang là học sinh lớp 11 ở trường Chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Anh chị cho em hỏi trường mình có hỗ trợ gì cho học sinh ở trường chuyên các tỉnh không ạ? Em cám ơn ạ. (Huyền, 17 tuổi)

– Anh Phan Anh Tuấn:

Với các học sinh đến từ tỉnh, BUV có hai chương trình để hỗ trợ cho các em:

– Học bổng dành riêng cho học sinh lớp 12 của tỉnh đó được công bố vào đầu năm học hàng năm

– Quỹ hỗ trợ sinh hoạt và nhà ở cho sinh viên có hộ khẩu tỉnh, giá trị 10% học phí cho tất cả 3 năm học đại học. Ngoài ra, BUV sẽ kết nối hỗ trợ tìm kiếm nhà ở cho sinh viên ở xa.

– BUV có những hoạt động học thuật nào cho sinh viên ngoài các giờ lên lớp? (Phạm Thị Trang, 18 tuổi)

– Bạn Lý Minh Anh:

Ngoài giờ lên lớp, BUV có nhiều hoạt động học thuật khác như: chương trình trao đổi sinh viên, tọa đàm về chuyên ngành… giúp các bạn tích lũy thêm kiến thức, kết nối với giảng viên và sinh viên quốc tế.

Với chương trình trao đổi sinh viên, trường chào đón các bạn từ những quốc gia khác nhau tới học tập tại trường. Các bạn trẻ Việt Nam được tạo cơ hội tham gia chương trình trao đổi sinh viên ở nước ngoài, nổi bật là trường Staffordshire tại Anh quốc.

Với chương trình tọa đàm chuyên ngành, sinh viên được tham gia “Tọa đàm quốc tế về du lịch Việt Nam trong thế kỷ 21”. Sự kiện chào đón nhiều đoàn học sinh và giảng viên trao đổi từ các quốc gia. Là một diễn giả trong sự kiện, tôi có cơ hội được thể hiện quan điểm cá nhân và giao lưu với các bạn trẻ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

– Em đang học lớp 11 và có ước mơ trở thành nhà lập trình game. Em xin hỏi học ngành này tại BUV có gì hơn so với các trường khác ở Việt Nam, có tương đương như đi du học không? Ngoài ra em xin nhờ ban tư vấn cho lời khuyên làm thế nào để thuyết phục bố mẹ cho em học ngành này. (Cuong, 16 tuổi)

– Thầy Christopher Jeffery:

BUV là trường duy nhất tại Việt Nam đào tạo thiết kế và lập trình game trong cùng một chương trình. Đây là chương trình được xây dựng và phát triển bởi các chuyên gia trong ngành công nghiệp game tại Anh.

Sinh viên BUV có cơ hội thực tập tại những đơn vị hàng đầu về game như Vinagame, Garena và Gameloft. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp ngành Thiết kế và Lập trình game tại BUV, các bạn sẽ có hiểu biết tổng quan về toàn bộ quá trình sản xuất một trò chơi.

Mai Thương

Nguồn bài viết

Bài trướcDoanh nghiệp Việt đầu tư gần 21 tỷ USD ở nước ngoài
Bài tiếp theoNỗi ám ảnh ‘ông chủ’ robot