Sacombank hỗ trợ tuyến đầu chống dịch

Sacombank trao tặng đồ bảo hộ y tế cho bệnh viện và lực lượng chức năng phòng chống Covid-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế và Đắk Lắk hôm 19/8.

Cụ thể, ngân hàng tặng trang phục bảo hộ y tế, khẩu trang y tế và khẩu trang N95 cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng, Công an thành phố Đà Nẵng,Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, Công an tỉnh Quảng Nam, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 và sắp tới là Bệnh viện Lao phổi Đắk Lắk. Tổng chi phí hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hồng Thành – Giám đốc Khu vực Bắc Trung Bộ của Sacombank trao tặng trang phục bảo hộ cho Công an thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Sacombank.

Ông Nguyễn Hồng Thành – Giám đốc Sacombank khu vực Bắc Trung Bộ trao tặng trang phục bảo hộ cho Công an thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Sacombank.

Hoạt động này nhằm tiếp nối tinh thần chung tay vì cộng đồng của giải chạy trực tuyến hưởng ứng Ngày không tiền mặt 2020 do Sacombank và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung - Phó giám đốc Sacombank chi nhánh Quảng Nam trao tặng trang phục bảo hộ cho bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: Sacombank.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung – Phó giám đốc Sacombank chi nhánh Quảng Nam trao tặng trang phục bảo hộ cho bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: Sacombank.

Trước đó, tại Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp năm 2020 trong ngày 2/7, Sacombank đã dành 1.000 tỷ đồng cho vay, lãi suất từ 6% một năm để hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng Covid-19.

Ngân hàng còn đóng góp gần 11 tỷ đồng cho công tác phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do hạn hán, ngập mặn cũng như triển khai nhiều nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp, cá nhân phục hồi, duy trì, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống.

Theo đại diện Sacombank, thời gian tới nhà băng sẽ triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng phòng chống dịch cũng như khắc phục ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra.

Thanh Di

Nguồn bài viết

Bài trướcKhông thể bẻ gãy Galaxy Note20 Ultra bằng tay
Bài tiếp theo“Tắc Kè Hoa” Kamereo Và Câu Chuyện Thay đổi để Sống Sót Trong đại Dịch