Phục dựng hình ảnh hoàng đế La Mã nhờ AI

Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhà thiết kế Daniel Voshart dựng khuôn mặt chân thực của các vị hoàng đế La Mã.

Máy học (machine learning) được đánh giá là công nghệ ấn tượng trong việc phục chế ảnh và video cũ. Nó có thể tái sinh những bức tượng cổ sứt mẻ về các vị hoàng đế thành khuôn mặt chân thực như những người thật ngoài đời.

Dự án điện ảnh của Daniel Voshart, chuyên gia về thực tế ảo VR, bị đình trệ vì Covid-19, nên ông quyết định dành thời gian khám phá sở thích mới với các bức tượng cổ.

Để đạt được độ chân thực nhất có thể, Voshart kết hợp nhiều mã nguồn mở và phần mềm khác nhau. Trong đó, công cụ chính được ông sử dụng là chương trình online có tên ArtBreeder, áp dụng công cụ GAN để xử lý hình ảnh.

Các hoàng đế La Mã được tô màu bởi AI. Ảnh: Daniel Voshart

Các hoàng đế La Mã được “tô màu” bởi AI. Ảnh: Daniel Voshart

Hình ảnh hoàng đế La Mã được Voshart thu thập qua tranh cổ, tượng hay tiền xu, rồi đưa vào ArtBreeder để tạo bản phác thảo đầu tiên. Sau đó, bằng Photoshop, chân dung được chỉnh sửa chi tiết hơn dựa trên những mô tả lịch sử có sẵn. Cuối cùng, chúng được GAN phân tích để tạo ra kết quả chất lượng nhất.

Trong nhiều trường hợp, Voshart thậm chí cho hình một số ngôi sao nổi tiếng vào dữ liệu GAN để tăng độ chân thực. Ví dụ, ảnh hoàng đế Augustus có một chút nét mặt của diễn viên Daniel Craig, hay chân dung của Maximinus Thrax được kết hợp thêm gương mặt của đô vật và diễn viên André the Giant.

Voshart giải thích lý do cho sự thêm thắt này đều dựa vào yếu tố lịch sử. Hoàng đế Thrax, theo nhiều tài liệu ghi lại, mắc chứng rối loạn tuyến yên khi còn trẻ, khiến ông có xương hàm rộng và thân hình khổng lồ. André the Giant (tên thật là André René Roussimoff) cũng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tương tự, nên Voshart muốn mượn đặc điểm của đô vật này để làm dày quai hàm và lông mày của Thrax.

Vua Augustus có một vài nét giống Daniel Craig.

Hoàng đế Augustus có vài nét giống Daniel Craig.

Voshart chia sẻ, mục đích của ông không đơn giản là sao chép các bức tượng mà khiến chúng trông thật nhất có thể. Để đạt chất lượng như mong muốn, mỗi bức chân dung thường mất một ngày để hoạn thiện.

Các tác phẩm phục chế của Voshart được các học giả nghiên cứu La Mã đánh giá cao về chiều sâu thực tế. Nhiều giáo sư trong ngành cũng hỗ trợ ông xác thực các mô tả trong quá trình xây dựng các nhân vật lịch sử. Để cảm ơn những chuyên gia đã giúp đỡ mình, Voshart thậm chí sử dụng ảnh của một giáo sư Đại học Nam California khi tạo chân dung của hoàng đến Numerian.

Đăng Thiên (theo The Verge)

Nguồn bài viết

Bài trước2.800 công nhân công ty PouYuen đã nhận 260 tỉ đồng trợ cấp thôi việc do ảnh hưởng Coѵīɗ-19
Bài tiếp theoThi và xét tuyển điểm đánh giá năng lực thay đổi ra sao? | Giáo dục