Nữ sinh tìm thuốc trong lá gai xanh

Quảng NgãiHương Xuân và Anh Thư – lớp 11 trường THPT chuyên Lê Khiết, phân tích thành phần sinh hóa có thể điều trị bệnh đái tháo đường trong cây lá gai.

Thầy cô trường THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi, bày tỏ niềm vui khi hai cô học trò lớp chuyên Sinh là Nguyễn Vũ Hương Xuân và Nguyễn Anh Thư vừa trở về từ cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia.

Hai nữ sinh đạt giải Ba với dự án Nghiên cứu khả năng kháng đái tháo đường của cây lá gai xanh AP1 (Boehmeria nivea) tại Quảng Ngãi. Dự án mở ra hướng sản xuất thực phẩm chức năng để trị đái tháo đường từ lá, thân, rễ của cây lá gai xanh – loài cây lâu nay người dân chỉ quen lấy lá làm bánh.

Anh Thư và Hương Xuân tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia 2020. Ảnh: Nhân vât cung cấp.

Anh Thư và Hương Xuân tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ý tưởng bắt nguồn từ nông trường cây lá gai hơn 10 ha ở quê của Hương Xuân – xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ. Đây là dự án trồng thử nghiệm của UBND tỉnh Quảng Ngãi, để phát triển vùng nguyên liệu cây lá gai chuyên thu sợi từ vỏ thân, làm nguyên liệu cho ngành dệt may.

Qua nghiên cứu, hai nữ sinh ước tính năng suất sinh học bình quân của cây đạt gần 150 tấn/ha/năm, trong đó phần vỏ thu làm sợi chỉ chiếm một phần nhỏ. Một lượng lớn sinh khối từ lá, thân và rễ cây chưa được nghiên cứu chế biến thành các sản phẩm hữu ích.

Từ mối băn khoăn đó, Hương Xuân và Anh Thư mày mò tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học trên quốc tế, công bố cây lá gai xanh có khả năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, hoạt tính sẽ thay đổi theo điều kiện địa lý, nên hai cô gái bắt tay vào nghiên cứu khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường của cây lá gai xanh giống AP1.

Vì Trường THPT Chuyên Lê Khiết chưa được trang bị đầy đủ thiết bị nên đã nhờ phòng thí nghiệm của Khoa Hóa – Sinh – Môi trường Trường ĐH Phạm Văn Đồng cho hai học trò làm thí nghiệm.

Cô Trần Thị Thanh Huyền, giáo viên môn Sinh Trường THPT Chuyên Lê Khiết, và giảng viên Khoa Hóa – Sinh – Môi trường của Trường ĐH Phạm Văn Đồng làm giáo viên hướng dẫn cho đề tài nghiên cứu.

Hu01b0u01a1ng Xuu00e2n vu00e0 Anh Thu01b0 trong phu00f2ng thu00ed nghiu1ec7m. u1ea2nh: Nhu00e2n vu1eadt cung cu1ea5p.”https://vnexpress.net/”>

Để chứng minh khả năng kháng đái tháo đường của rễ và lá cây gai xanh AP1 thông qua các hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-amylase, α-glucosidase cùng khả năng điều trị đái tháo đường trên mô hình chuột; hai bạn đã dành khoảng một năm nghiên cứu.

Giống chuột được dùng để thí nghiệm là chuột nhắt trắng đực dòng Albino Swiss. Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu lá gai xanh AP1 45 ngày tuổi và mẫu rễ gai xanh AP1 một năm tuổi. Kết quả thu được là: cao chiết rễ, lá của cây lá gai xanh AP1 đều có chứa các hợp chất phenol và flavonoid, trong đó cao chiết cồn từ rễ có hàm lượng cao nhất. Cao chiết rễ, lá của cây lá gai xanh đều có khả năng kháng oxy hóa, ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase.

Cao chiết nước nóng từ rễ cây lá gai xanh AP1 liều 150 mg/kg chuột/ngày và
liều 300 mg/kg chuột/ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường trên mô hình chuột. Cao chiết nước nóng từ rễ cây lá gai xanh AP1 phối hợp với cao chiết trà bí đao vẫn giữ được hoạt tính kháng đái tháo đường.

Hương Xuân phân tích, ở một số nước, các nhà khoa học đã chứng minh khả năng kháng đái tháo đường của cây lá gai xanh bằng cách sử dụng tách chiết bằng dung môi ethanol hoặc methanol. Với nghiên cứu này, hai em sử dụng thêm dung môi là nước nóng và cho thấy có hoạt tính rõ rệt.

“Điều này có lợi thế trong quy mô công nghiệp và dễ dàng chế biến các sản phẩm cho bệnh nhân đái tháo đường dưới dạng sản phẩm trà túi lọc hoặc bánh”, Hương Xuân nói.

Cu00e2y lu00e1 gai ngou00e0i mu00f4i tru01b0u1eddng vu00e0 sau khi xay trong phu00f2ng thu00ed nghiu1ec7m: u1ea2nh: Phu1ea1m Linh – Xuu00e2n Thu01b0.”https://vnexpress.net/”>

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh phổ biến và gây tử vong nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ sau tim mạch và ung thư. Theo hiệp hội Đái tháo đường thế giới, Việt Nam có tỷ lệ bệnh trên dân số là 6-7 %, hằng năm có 30.000 người chết.

Cây gai xanh giống AP1 được Viện Di truyền Nông nghiệp phát triển chuyên trồng để thu sợi từ vỏ thân. Cây được trồng tập trung ở Thanh Hóa với diện tích khoảng 150 ha, trước khi được trồng thử nghiệm ở Quảng Ngãi.

Cô Trần Thị Thanh Huyền đánh giá, nghiên cứu của hai học sinh cho thấy hoạt tính của cây giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường khá mạnh. “Trữ lượng cây lá gai xanh rất lớn, người dân đã quen thuộc để làm bánh ít, khi chứng minh được khả năng hỗ trợ điều trị bệnh thì việc ứng dụng đề tài trong thực tế là khả thi”, cô nói.

Phạm Linh