Nhật Bản và châu Á sẽ ra sao thời hậu Shinzo Abe?


CNN nhận định, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là “cội nguồn ổn định” trong khu vực. Chính trị gia này đã khéo léo cân bằng trong mối qυa‌n h‌ệ với Mỹ và Trung Quốc.

Theo đó, sự “chi‌a ta‌y” của nhà lãnh đạo Nhật Bản diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng ở châu Á và sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh, do đó, câu hỏi Tokyo sẽ đi về đâu nếu không có ông Abe là đặc biệt quan trọng.

“Những tin đồn liên quan đến sức khỏe của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã la‌n tru‌yền trong nhiều tuần qua. Vì vậy, tin tức về việc ông từ chức vào thứ Sáu (28/8) không phải là một bất ngờ lớn, nhưng thời điểm mà chính trị gia đưa ra tuyên bố của mình là đáng lo ngại”, CNN viết.

Được biết, ông Shinzo Abe bị viê‌m loét đại tràng, một chứng viê‌m mãn tính niêm mạc ruột. Căn bện‌h này là lý do khiến ông Abe từ chức vào năm 2006. Tuy nhiên, sau đó tình trạng của ông đã ổn định và năm 2012 ông được bầu lại làm Thủ tướng Nhật Bản. Tuần này, tính đến ngày 24/8, thời gian tại vị của ông đã vượt quá 2.799 ngày, đây là thời gian cầm quyền dài nhất đối với một Thủ tướng Nhật Bản.

CNN nhấn mạnh, căng thẳng ở châu Á hiện đang gia tăng đáng kể. Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trong một cuộc chiến thương mại.



Ngoài ra, Bắc Kinh còn thể hiện những hành động khiêu khích ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trung Quốc vẫn cho phép tàu của họ đi vào vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Ngoài ra, áp lực cứng rắn của Bắc Kinh đối với Hồng Kông và những lời đ‌е d‌o͎a rõ ràng đối với Đài Loan khiến nhiều nước trong khu vực có lý do để lo sợ về một cuộc xung đột có thể xảy ra ở châu Á trong những năm tới.

Thủ tướng Shinzo Abe là “cội nguồn ổn định” trong khu vực

“Thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, ông Abe là “cội nguồn ổn định” trong khu vực”, CNN nhận định. Bất chấp những động thái đôi khi mang tính dân tộc chủ nghĩa, ông vẫn luôn là “một người ủng hộ chủ nghĩa đa phương tận tụy, người đã chiến đấu không mệt mỏi cho một trật tự quốc tế dựa trên các chuẩn mực”.

Đồng thời, ông Abe cũng “không lay chuyển” mong muốn duy trì và phát triển qυa‌n h‌ệ đồng minh với Mỹ. Với chính quyền ông Barack Obama, ông Abe là người đã giúp thông qua luật an ninh quốc gia gây tranh cãi vào năm 2015, rời bỏ lập trường hòa bình của Nhật Bản và cho phép Tokyo chia sẻ trách nhiệm phòng thủ tập thể với Mỹ.



Khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Mỹ, ông Abe đã đến New York và trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Tổng thống đắc cử gặp mặt tại Tháp Trump. Ngay cả khi người đứng đầu Nhà tгắ‌ng mới rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, ông Abe vẫn giúp duy trì liên minh thương mại với 11 quốc gia còn lại, đồng thời đồng ý làm việc với chính quyền ông Trump để phát triển một thỏa thuận song phương giúp tránh những “xung đột” thương mại giữa các đối tác.

Theo CNN, ông Abe đã phải rất khéo léo trong qυa‌n h‌ệ với Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản rất cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh, vốn gây ra mối quan tâm đặc biệt trong việc tăng cường liên minh quân sự với Mỹ, nhưng Tokyo không thể bỏ qua mối qυa‌n h‌ệ kinh tế chặt chẽ với nước láng giềng giàu có và mạnh mẽ.

Ngoài ra, CNN cho rằng, chiến thuật của ông Abe được nêu rõ vào tháng 6, khi chính phủ Nhật Bản bày tỏ quan ngại về các hành động của Bắc Kinh ở Hong Kong, nhưng không ký một tuyên bố chung với Mỹ, Anh, Australia và Canada. Trong đó, các đồng minh lên án đạo luật về an ninh quốc gia của đặc khu tự trị Trung Quốc “thực chất là đã chấm dứt nguyên tắc một quốc gia, hai hệ thống”.

Cho đến nay trong số các ứng cử viên cho vị trí thủ tướng mới của Nhật Bản có Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida. Ai trở thành nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản sẽ phải tìm cách “cân bằng lợi ích của đất nước trên trường thế giới”.



Nguồn bài viết

Bài trướcXử phạt thành viên Hội đồng quản trị MVC do báo cáo không đúng thời hạn
Bài tiếp theoNgành chip Trung Quốc lo bị Mỹ trừng phạt