Ngôi trường được ví là trung tâm sáng tạo ở Thái Lan

Thay vì nghe giáo sư giảng bài, một buổi học của Phương Nam – sinh viên năm cuối tại đại học Bangkok là trợ giảng, hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất.

Lê Nguyễn Phương Nam, người vừa tốt nghiệp khoa Truyền thông (Communications Arts) tại đại học Bangkok (Bangkok University – BU), ngôi trường có tuổi đời gần 60 năm ở thủ đô Thái Lan cho rằng, cách học này mang lại lợi ích kép.

Đầu tiên, Nam có thời gian ôn bài học cũ, sàng lọc kiến thức. Khi thiết kế bài giảng, Nam sẽ cân nhắc những kiến thức nào mà sinh viên năm nhất nên học, tổ chức những buổi thảo luận mở để các sinh viên năm nhất đưa ra quan điểm. Từ đó, cậu học được nhiều điều từ những quan điểm khác biệt.

“Khi đứng trước một lớp 90 sinh viên, tới từ nhiều quốc gia trên thế giới, mình sẽ phải nghĩ tới chuyện làm sao để hiểu được văn hóa của từng nước khác nhau, làm sao có thể cảm thông, thấu hiểu được các bạn”, Nam chia sẻ.

Ngược lại, sinh viên năm nhất cũng rất hào hứng khi học với giảng viên trẻ tuổi, đồng trang lứa với mình. Christopher Franz, sinh viên ngành truyền thông nói về những buổi học với sinh viên năm thứ tư: “Chúng tôi không chỉ đọc, nghe mà chúng tôi tương tác, đặt câu hỏi và thể hiện ý kiến – một cách thức rất sáng tạo”.

Tại BU, Nam và các bạn được phát huy tối đa sự sáng tạo. Ảnh: NVCC

Tại BU, Nam và các bạn được phát huy tối đa sự sáng tạo. Ảnh: NVCC

Trưởng khoa truyền thông Peerachai Kerdsint cho biết, đại học Bangkok theo đuổi triết lý giáo dục mới. Phương pháp sinh viên cũ đứng lớp dạy các sinh viên mới này bắt nguồn từ việc trường muốn sinh viên hào hứng hơn với việc học. Hai phía phải làm việc với nhau để bài giảng và các hoạt động trong lớp có sự bổ sung cho nhau mà vẫn giữ được sự cân bằng.

Để giúp sinh viên biến kiến thức sách vở thành hành động thực tế, ngoài mô hình học qua việc dạy lại sinh viên khóa dưới, BU còn triển khai nhiều mô hình học tập khác, trong đó có iFIT (Individual Future Innovative Learning of Thailand – Mô hình học tập sáng tạo cá nhân).”Chỉ cần mình có ý tưởng nào đó và mình muốn biến ý tưởng đó thành hiện thực thì nhà trường và trung tâm iFit sẽ hỗ trợ tạo ra dự án đó, với tư cách dự án cá nhân”, Nam chia sẻ.

Bốn năm học tập tại BU, Nam đã có nhiều dự án thực hiện tại đây. Một trong những dự án khiến Nam tự hào nhất là chiến dịch “Women Uplift Women”, cộng tác cùng Natalie Glebova, hoa hậu Hoàn vũ 2005 vào năm 2018. Chiến dịch gồm một triển lãm ảnh được trưng bày ngay trong khuôn viên của trường và một buổi nói chuyện, mời nhiều người mẫu, CEO nữ đến chia sẻ quan điểm của họ về quyền bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ trong tương lai tại Thái Lan.

Dự án về bình đẳng giới của Nam đã thu hút được nhiều người nổi tiếng ở Thái Lan tham gia. Ảnh: NVCC

Dự án về bình đẳng giới của Nam đã thu hút được nhiều người nổi tiếng ở Thái Lan tham gia. Ảnh: NVCC

Chiến dịch đã thu hút hàng trăm khách tham dự và xuất hiện trên một số báo đài của Thái. Ngoài ra, trong quá trình học tại BU, Nam cũng được tạo điều kiện trở thành tình nguyện viên dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo, phụ nữ nhập cư, tổ chức các buổi quyên góp đồ second-hand…

Đối với Nam, đó là những trải nghiệm quý giá giúp cậu trưởng thành lên rất nhiều. Bởi sau đó, những dự án này không phải là dự án nhỏ ở trường nữa, mà là “một hồ sơ cá nhân để đem chứng tỏ với những người tuyển dụng sau này là tôi có khả năng, tôi không chỉ học từ trường, mà tôi đang làm mọi thứ từ sức của mình”, Nam chia sẻ.

BU khuyến khích sinh viên suy nghĩ, phát triển sáng tạo và biến ý tưởng thành dự án thực tế. Sinh viên sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sư, các chuyên gia và những người thành công trong các lĩnh vực là đối tác của BU để thúc đẩy khả năng và vận dụng các kiến thức đã được học. Tuy nhiên, nhà trường không cung cấp quá nhiều sự trợ giúp mà để sinh viên tự giác, từ việc xin tài trợ đến triển khai, coi như đây là một công việc thực sự.

Chú trọng vào thực hành và phương pháp học tập trải nghiệm, trang bị các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế cho sinh viên là mục tiêu đào tạo của đại học Bangkok bên cạnh khả năng tư duy sáng tạo. Cả 12 khoa của trường đều có những trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, cung cấp mô hình như một môi trường làm việc thực tế để sinh viên thực hành. Nếu như ở khoa Truyền thông, các phòng học được cung cấp những thiết bị công nghệ hiện đại nhất để thực hiện các chiến dịch truyền thông, thì tại khoa Du lịch, sinh viên có những khu thực hành được bố trí như một khách sạn 5 sao, có cả bồn tắm trong nhà để thực hiện các nghiệp vụ khách sạn…

Tòa nhà hình kim cương là một không gian kích thích khả năng tư duy sáng tạo cho sinh viên BU.

Tòa nhà hình kim cương là một không gian kích thích khả năng tư duy sáng tạo cho sinh viên BU.

Đại học Bangkok có các trung tâm nghiên cứu định hướng phát triển sự sáng tạo, có đầy đủ chuyên môn để đào tạo về Tư duy sáng tạo (Creativity) giúp biến các dự án ý tưởng thành hiện thực. Năm 2011, BU đã giành giải thưởng Thương hiệu uy tín, hạng mục Trường Đại học tư nhân uy tín do tạp chí Reader’s Digest (Mỹ) bầu chọn, đồng thời “Tòa nhà Kim cương” biểu tượng của trường cũng giành giải thưởng về kiến trúc do Hiệp hội Kiến trúc sư châu Á (ARCASIA) bình chọn”. Ở từng khu vực xung quanh tòa nhà, từ lớp học cho tới khuôn viên bên ngoài, đâu đâu cũng giúp tạo ra một không gian kích thích khả năng tư duy và thoải mái học tập sáng tạo cho sinh viên.

Tại đây, sinh viên của hơn 50 quốc gia trên thế giới đang theo học, không phân biệt màu da, tôn giáo và luôn được “be yourself” – tự do là chính mình. Các bạn được đào tạo để trở thành những nhân sự tiềm năng, sáng tạo với đầy đủ kỹ năng và tư duy toàn cầu, thích ứng và hội nhập trong thế giới chuyển đổi số.

Nơi đây đã thu hút được nhiều ngôi sao nổi tiếng trong ngành giải trí và truyền thông Thái Lan theo học, như nam diễn viên Nattaraht-Maurice Legrand, nữ diễn viên Farida Waller, nữ diễn viên, người mẫu, người dẫn chương trình Sirinya Bubridge-Bishop, đầu bếp Tatchapol Choomduang, giám đốc truyền thông công ty Kitzcho là Thiti Amornpiyagris, quản lý Marketing của công ty SunBride Food là Tanyalak Ganjanapas…

Môi trường giáo dục chú trọng vào sự sáng tạo và việc thực hành thông qua những dự án thật kết hợp cùng doanh nghiệp giúp sinh viên có cơ hội được cọ xát và trải nghiệm thật. Phần lớn giảng viên là những người du học từ nước ngoài và đã có nhiều năm kinh nghiệm ở các công ty lớn tại Thái nên kiến thức được học có sự cân bằng giữa lý thuyết và tính ứng dụng.

Trường đại học đào tạo ra những ngôi sao sáng tạo/Trường đại học của những chuyên gia sáng tạo/ Trườ

Một số hoạt động của sinh viên BU

Nam là một trong những sinh viên Việt Nam đầu tiên giành được học bổng toàn phần BU Creative của đại học Bangkok, sau khi cậu đã gia nhập trường được vài tháng vào năm 2016. “Nhờ học bổng BU Creative, mà mình được tiếp thêm động lực để tạo ra nhiều hoạt động có ích cho mọi người hơn”, Nam chia sẻ. Từng mất phương hướng khi học đại học tại Việt Nam, Nam cho biết nhờ học ở BU, cậu đã thay đổi rất nhiều về tư duy, trở nên thực tế hơn.

Cho tới bây giờ khi đi làm, Nam có thể áp dụng kha khá kiến thức đã học ở trường vào công việc. Vào lúc 10h -11h30 ngày 31/5, trên trang Facebook của BU, cùng với ông Sawit Thong-on – giám đốc đại diện BU tại Việt Nam, giáo sư tiến sĩ Juergen Robert Moritz, khoa Truyền thông của BU, ông Woot Pothipatama, giám đốc công ty Siam Media, cựu sinh viên BU, Nam sẽ chia sẻ thêm về ngành học của mình.

BU đang có 4 suất học bổng 50% học phí dành cho bốn ngành Entrepreurship. Business English, Marketing, Internatitonal Toursim & Hospitality Management. Các phụ huynh và học sinh quan tâm có thể tải đơn đăng ký tại đây, hoặc liên hệ tại văn phòng đại diện trường đại học Bangkok tại Việt Nam, số 3 Công trường Quốc tế, phường 6, quận 3, TP HCM hoặc liên hệ hotline 028.3600.6464 để được tư vấn miễn phí. 

Kim Anh

Nguồn bài viết

Bài trướcSamsung bắt đầu sản xuất chip cho Galaxy Note20
Bài tiếp theoCao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu dự kiến được đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng