Một bệnh nhân đi 3 bệnh viện mới phát hiện bị ngộ độc Pate Minh Chay | Thời sự

Theo đó, ngày 25.8, nữ bệnh nhân L.T.H (35 tuổi, ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu) được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng yếu liệt chi, đã đặt nội khí quản thở máy do suy hô hấp cấp.

Bệnh nhân được đưa vào khoa Nội thần kinh trong tình trạng tỉnh, sức cơ yếu từ gốc đến ngọn chi, cụ thể sức cơ 2 tay được 3/5, sức cơ 2 chân chỉ 2/5.

Ngày 30.8, khoa Nội thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy hội chẩn với khoa Bệnh Nhiệt đới, xác định bệnh nhân ngộ độc botulinum – vi khuẩn có trong Pate Minh Chay.

Ngày 7.9, bệnh nhân được chuyển khoa Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, vẫn còn thở máy, không sụp mi, sức cơ tứ chi 3/5.

Ngày 10.9, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu để điều trị tiếp. Lúc chuyển viện, bệnh nhân tỉnh, còn thở máy, sinh hiệu ổn, sức cơ 2 tay được 4/5, hai chân được 3/5.



Nằm viện hơn một tháng mới biết bị ngộ độc pate Minh Chay

Gia đình bệnh nhân cho biết bệnh nhân mua 2 hủ Pate Minh chay ăn dần dần, đã ăn 1/2 hủ. Ngày 22.7, bệnh nhân ăn pate Minh Chay cùng với gia đình, ăn lượng ít. Sau đó về quê ở Thanh Hóa.

Ngày 24.7, bệnh nhân mệt, đi lại yếu, tự mua thuốc uống nhưng tình trạng yếu chi ngày càng nhiều hơn nên vào Bệnh viện Thanh Hóa điều trị vào ngày 26.7.

Ngày 28.7, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) điều trị. Tại đây, bệnh nhân bị suy hô hấp cấp, đặt nội khí quản và thay huyết tương 4 lần nhưng tình trạng yếu liệt không cải thiện nên được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tình trạng bệnh nhân ăn pate Minh Chay tạm ổn nên Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu điều trị tiếp. 

Dự kiến hôm nay các bệnh viện sẽ có thuốc giải độc để sử dụng cho những bệnh nhân ngộ độc sau ăn Pate Minh Chay.



WHO sẽ cấp thuốc giải độc cho bệnh nhân ăn pate Minh Chay mức độ nặng




Nguồn bài viết

Bài trướcĐâu là tính năm iPhone chưa bắt kịp Android? | Công nghệ
Bài tiếp theoNghi vấn định hướng thầu