‘Màu hoa đỏ’ – lời tri ân gửi đến người chiến sỹ

“Màu Hoa đỏ” nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm của Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức. Đây là hoạt động thường niên do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức để tưởng nhớ công lao của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình có công với cách mạng.

Chương trình diễn ra vào lúc 20, ngày 17/7 tại Nhà hát lớn Hà Nội, số 1 Tràng Tiền và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 – Đài Truyền Hình Việt Nam. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

polyad

Những cựu chiến binh, người có công với cách mạng tại chương trình “Màu hoa đỏ” năm 2018.

Tuy chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm qua, bom đạn cũng đã nằm yên trong quá khứ, nhưng những nỗi đau do chiến tranh để lại có lẽ không thể nào xóa đi được. Vì độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hiến dâng tuổi thanh xuân, cuộc sống của mình cho đất nước. Trong số đó có những người đã ra đi mãi mãi, có những người may mắn trở về lại mang trong mình những vết tích của chiến tranh nhưng họ đã vượt lên thương tật, đau thương mất mát, không ngừng nỗ lực phấn đấu trong lao động sản xuất, ổn định cuộc sống, tiếp tục đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

Trong những năm qua, nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo đến chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng nhằm phần nào xóa dịu những nỗi đau, mất mát mà chiến tranh để lại.

“Màu hoa đỏ” năm thứ 13 là lời tri ân ý nghĩa đến tay các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, gia đình chính sách và mẹ Việt Nam anh hùng, chia sẻ bớt phần nào những khó khăn của gia đình các liệt sĩ, thương binh.

(Nguồn: Màu hoa đỏ)

Nguồn bài viết

Bài trướcFPT Shop giảm đến 4 triệu đồng cho smartphone Oppo
Bài tiếp theoTọa đàm ‘Những định kiến thường gặp về ngành thiết kế’