Lưu ý khi thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 tại TP HCM

Theo cô Nguyễn Thị Anh Thư – giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, sau khi đã quen với cấu trúc dạng đề, học sinh cần dành thời gian để hệ thống hóa lại tất cả chủ điểm từ vựng, ngữ pháp và các dạng bài xuất hiện trong đề, đặc biệt là làm thế nào để xử lý những dạng bài này hiệu trong giới hạn đề thi cho phép. Dưới đây là những lưu ý của cô Nguyễn Thị Anh Thư dành cho học sinh đang luyện thi môn Tiếng Anh vào 10 tại TP HCM.

polyad

Cô Nguyễn Thị Anh Thư – giáo viên môn Tiếng Anh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.

Các dạng bài thường gặp

Trong chương trình THCS, học sinh cần chú ý các chủ điểm ngữ pháp như: Mẫu câu cơ bản: câu đơn, câu ghép, câu phức… Các thì của động từ; Các dạng câu điều kiện: loại 1, loại 2, loại 3; Mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định; Câu trực tiếp và câu gián tiếp (trường hợp cần lùi thì, trường hợp không lùi thì, và các từ cần biến đổi); Câu bị động (hệ thống lại các cấu trúc của câu bị động, nhất là những dạng đặc biệt trong câu bị động).

Hiện tại, nhiều bạn học sinh tại TP HCM vẫn học chương trình sách giáo khoa cũ hệ bảy năm, có bạn học chương trình sách mới hệ 10 năm. Tuy nhiên, chúng ta cần dành thời gian học từ vựng ở cả hai cuốn sách này vì đề thi sẽ tập trung từ vựng ở cả hai cuốn. Bên cạnh đó, các em cũng cần nắm được các chủ điểm từ vựng của phần động từ chỉ hoạt động hàng ngày và những tính từ hay dùng phổ biến như: tính từ mô tả người, mô tả tính cách, từ đồng nghĩa, trái nghĩa…

Bên cạnh những chủ điểm ngữ pháp và từ vựng, các em cũng cần chú ý đến các dạng bài xuất hiện trong đề thi, bao gồm: dạng bài trắc nghiệm, dạng bài đọc hiểu (đọc hiểu – điền từ, đọc hiểu – trả lời câu hỏi), dạng bài chia động từ, dạng bài viết lại câu hoặc sắp xếp từ để tạo thành câu hoàn chỉnh.

Mỗi dạng bài đều có phương pháp và mẹo để xử lý, học sinh hãy luyện đề thường xuyên để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Các lỗi sai thường gặp

Thì của động từ: Chú ý các dấu hiệu nhận biết thì của động từ và ở trong một câu, các thì có sự thống nhất.

Ví dụ:

I went to my friend’s house yesterday and we play football. (sai)

I went to my friend’s house yesterday and we played football. (đúng)

Sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ

Ví dụ:

He like Chinese food. (sai)

He likes Chinese food. (đúng)

Mạo từ: Đối với những danh từ đếm được ở số ít, trước đó phải có mạo từ a/an

Ví dụ:

I saw movie yesterday. (sai)

I saw a movie yesterday. (đúng)

Collocation: Đây là dạng bài về văn phong tiếng Anh, không có quy tắc sử dụng, bắt buộc phải học thuộc mới làm được. Do đó, khi học từ hoặc tra từ, đồng thời hãy xem cách sử dụng từ đó trong văn phong tiếng Anh để sử dụng hợp lý.

Ví dụ:

Agree a challenge. (sai)

Accept a challenge. (đúng)

Cấu trúc song song: Khi thông tin trong một câu được đưa ra dưới dạng danh sách liệt kê thì tất cả bộ phận trong danh sách đó phải tuân theo cấu trúc song song. Chẳng hạn, giữa các liên từ kết hợp: for, and, nor, but, or, yet, so, ta dùng một loạt thành phần ngữ pháp giống nhau: một loạt danh từ, một loạt tính từ, một loạt to Verb, một loạt V-ing hay một loạt mệnh đề.

Ví dụ:

Jane is famous for her creativity, kindness and talent. (một loạt danh từ)

At weekends, we often do some outdoors activities such as going, jogging, camping and cycling. (một loạt V-ing)

Thế Đan

Nguồn bài viết

Bài trướcCitigrand hưởng lợi từ quy hoạch thành phố phía Đông
Bài tiếp theoLộ diện ‘ông trùm’ BĐS Rạch Giá