Làm sao để đón nguồn vốn đầu tư từ Việt kiều?

Ban lãnh đạo Tập đoàn VsetGroup chọn phương án tăng cường kết nối với kiều bào tại Mỹ

 Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ và thu hút nguồn vốn đầu tư từ Việt kiều. Tuy nhiên, nguồn đầu tư này còn khá khiêm tốn, nhất là trong thời gian dịch covid-19 bùng phát. Như vậy, làm sao để có thể tăng cường đón nguồn đầu tư này?

Nới rộng chính sách thu hút kiều bào đầu tư về nước

Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách, cơ chế thu hút kiều bào đầu tư về nước. Cụ thể, ngoài việc lựa chọn áp dụng hình thức nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có dự án đầu tư, thực hiện đầy đủ thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ; kiều bào có thể lựa chọn áp dụng thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước, tức không cần phải thực hiện các điều kiện nêu trên, đồng thời không có bất cứ phân biệt nào giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư là Việt kiều.

Ngoài chính sách về đầu tư, kinh doanh, Việt Nam cũng có nhiều chính sách khuyến khích nhà đầu tư Việt kiều có tiềm lực tài chính, trình độ, tay nghề, kinh nghiệm…về cống hiến lâu dài cho quê hương.

Tìm lời giải đón đầu nguồn đầu tư từ kiều bào

Việt Nam là một trong những quốc gia hằng năm nhận được nguồn kiều hối lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do đại dịch covid-19, nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư của kiều bào giảm mạnh. Tình trạng này cũng gặp phải ở các quốc gia khác như Philipppines, Ấn Độ,…

Theo dự kiến của nhiều chuyên gia, sau đại dịch covid-19, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng trưởng mạnh, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư của kiều bào. Tuy nhiên, việc đón đầu nguồn đầu tư này vẫn là bài toán chưa tìm được lời giải tốt nhất.

Việc kết nối, giao thương và đón đầu vốn đầu tư nước ngoài luôn được chú trọng

Thực tế, để thu hút nguồn vốn đầu tư, đòi hỏi các dự án kêu gọi cần có tiềm năng phát triển tốt, đem về lợi nhuận và giá trị khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn kêu gọi vốn cũng cần chứng minh được sức khoẻ doanh nghiệp, có kế hoạch, chiến lược phát triển rõ ràng.

Và để đẩy nhanh quá trình, tăng cơ hội đón đầu được nguồn vốn, một số doanh nghiệp chọn cách rút ngắn khoảng cách với các kiều bào. Đơn cử, trong kế hoạch tới đây của công ty Cổ phần Tập đoàn VsetGroup sẽ mở văn phòng đại diện tại Mỹ, đặt tại bang California. Đại diện doanh nghiệp cho biết, mục đích việc mở văn phòng nhằm kết nối Việt kiều Mỹ về nguồn vốn lẫn tri thức, tìm kiếm nhân tài tham gia cùng xây dựng doanh nghiệp, góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Văn phòng đại diện tại Mỹ hoạt động sẽ là dấu mốc quan trọng đánh dấu mở rộng quy mô và tên tuổi VsetGroup trên bản đồ thế giới

Doanh nghiệp này cũng cho biết thêm, trong số kiều bào của Việt Nam thì kiều bào Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất, tập trung đông nhất tại bang California, do vậy, việc đặt văn phòng tại đây sẽ thuận tiện cho hoạt động giao thương, kết nối. Dự kiến văn phòng sẽ được mở trong năm 2022.

Mỗi doanh nghiệp, mỗi dự án có phương thức kêu gọi nguồn vốn đầu tư khác nhau, nhưng mục đích chung đều phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều giá trị cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Công ty Cổ phần Tập đoàn VsetGroup là doanh nghiệp đa ngành với hệ sinh thái bao gồm 9 công ty thành viên, hoạt động trong hơn 20 lĩnh vực khác nhau, gồm viễn thông, xây dựng, giải trí, cảnh quan, sửa chữa ô tô, vận tải, tài chính, thời trang, trang sức, giáo dục,…Tập đoàn có nhiều dự án tiềm năng, kỳ vọng mang về lợi nhuận lớn như hệ thống nhà hàng Happy Day; chuỗi karaoke Vip; hệ thống khách sạn đẳng cấp 3 sao VSHotel; ngôi trường thiện nguyện VsetEdu; chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm sạch VsetEco;… Các dự án này đang trong quá trình triển khai, xây dựng và sẽ hoàn thành đến cuối năm 2025.

 

Bài trướcXây dựng sai phép nhiều, xử không bao nhiêu | Tài chính – Kinh doanh
Bài tiếp theo‘Đu đủ ngàn năm’ được định giá 7 tỷ đồng