99% phụ huynh muốn con có bằng tốt nghiệp THPT để vào ĐH?
Đây chính là nỗi khổ chung của rất nhiều trường CĐ, trung cấp khi nguồn tuyển từ đối tượng tốt nghiệp THPT đã gần như đóng lại vì ĐH mở rộng cánh cửa, nguồn tuyển từ đối tượng THCS lại gặp phải “rào cản tâm lý”.
Đại diện Sở LĐ-TB-XH Kiên Giang cho biết sở hằng năm vẫn phối hợp với Sở GD-ĐT để tổ chức hội nghị về phân luồng, cố gắng nâng tỷ lệ học sinh THCS học nghề lên, tuy nhiên, phải có lộ trình chứ không thể ngay lập tức thay đổi được tâm lý của phụ huynh và học sinh. Hiện tỉnh có khoảng 19-20% học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường CĐ và trung cấp.
Sẽ xác nhận việc hoàn thành chương trình phổ thông
Vì thế ông Hưởng cho rằng việc học sinh tốt nghiệp THCS hay THPT có đi học nghề hay không chỉ còn là vấn đề thời gian, nếu như trường nghề đào tạo tốt, ra trường có việc làm ngay với mức thu nhập không thua ĐH thậm chí cao hơn.
Về vấn đề học chương trình văn hóa THPT khi tham gia chương trình 9+, ông Vu Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, thông tin: “Học trung cấp, nhất là các ngành kỹ thuật, các em không bắt buộc phải học văn hóa THPT vì nhiều doanh nghiệp chỉ cần có tay nghề. Tuy nhiên, nếu các em muốn học lên lên trình độ cao hơn, thì đăng ký học 4 môn nếu muốn học từ trung cấp lên CĐ và 7 môn nếu muốn tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến nay Tổng cục đã hoàn thành Dự thảo thông tư quy định khối lượng văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề và quy trình xác nhận việc hoàn thành chương trình THPT này, để thay thế thông tư của Bộ GD-ĐT trước đó đã hết hiệu lực. Dự thảo này đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia. Sau khi thông tư được ban hành, chúng ta có quyền cấp giấy xác nhận cho người học đã hoàn thành chương trình văn hóa phổ thông khi học chương trình 9+, điều đó có nghĩa các em hoàn toàn không gặp vướng mắc gì nếu muốn liên thông lên các trình độ cao hơn”.
Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết năm nay là năm thứ 4 hệ thống giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều bước phát triển như lần đầu tiên Việt Nam đổi màu huy chương tại kỳ thi tay nghề thế giớ lần thứ 45 (Nga) khi thí sinh Việt nam giành 1 huy chương bạc và 8 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, xếp thứ 22/63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
“Công tác tuyển sinh năm 2019 đạt 103,5% so với kế hoạch năm với 2.338.000 người, trong đó 568.000 vào CĐ, trung cấp. Năm 2019, triển khai thành công đào tạo thí điểm 12 chương trình đào tạo chuyển giao từ Úc, bắt đầu triển khai thí điểm 22 nghề chuyển giao từ Đức. Điều đáng lưu ý là triển khai mô hình đào tạo trình độ CĐ cho đối tượng tốt nghiệp THCS (mô hình 9+) trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 tháo gỡ phân luồng, thu hút ngày càng nhiều người học”, ông Dũng chia sẻ.
|