Hoạt động vui chơi, rèn thể chất cho trẻ mầm non, tiểu học

Trong thời điểm bình thường mới, để phòng dịch, các trường không tổ chức hoạt động tập thể có đông học sinh. Tuy nhiên, trong từng lớp học, các em mầm non, tiểu học vẫn có nhiều hoạt động vừa học vừa chơi, giáo viên khơi gợi sự hứng thú để bé vui đến trường. Ngoài mang đến kiến thức, trường mầm non, tiểu học còn chăm sóc dinh dưỡng, giúp trẻ vận động thể chất phù hợp, tạo cơ hội cho các em phát triển toàn diện.

Hoạt động vui chơi

Các bé tham gia nhiều hoạt động vui chơi tại lớp như hát, múa, kể chuyện, vẽ tranh, các trò vận động… Phương pháp học thông qua trò chơi giúp bé hào hứng, hòa mình vào các buổi học tại lớp. Giáo viên lồng ghép dạy các em nhiều bài học thực hành cuộc sống, cách phòng chống Covid-19, giáo dục nhân cách…

Sau mấy tháng nghỉ dịch, nhiều phụ huynh cho biết, trẻ đến trường trong sự háo hức được gặp thầy cô, vui chơi cùng bạn bè. Trong tâm thế phòng dịch cho trẻ, giáo viên vẫn tổ chức hoạt động vui chơi tại lớp chừng mực, giữ an toàn nhưng vẫn chuyển tải tinh thần học tập vui khỏe.

Chị Nguyễn Thị Mền, có con học tại trường Mầm non Đông Ngạc A (Hà Nội) cho biết, trong thời gian dài nghỉ học phòng dịch tại nhà, bé rất nhớ trường lớp. Ngày được trở lại trường, con háo hức đến mức sáng dậy sớm, tự chuẩn bị ba lô đi học.

Niềm vui của các bé mầm non khi gặp lại cô giáo và bạn bè. Ảnh: Giang Huy

Niềm vui của các bé mầm non khi gặp lại cô giáo và bạn bè. Ảnh: Giang Huy

Theo cô Nguyễn Thị Thúy Hằng, giáo viên mầm non trường Mầm non Đông Ngạc A, công tác giảng dạy cũng có nhiều thay đổi trong trạng thái bình thường mới, dạy trọng tâm hơn, các em được hướng dẫn kỹ năng rửa tay, lồng ghép kiến thức hữu ích trong cuộc sống.

Việc học tập bị gián đoạn, mất nhiều thời gian vì dịch bệnh, các trường tiểu học phải đẩy nhanh tiến độ, tăng cường ôn tập cho học sinh. Tuy nhiên, các em cũng không thiếu hoạt động giải trí lồng ghép trong các môn học, tiết sinh hoạt, giờ ra chơi…. Học sinh tiểu học còn được học thông qua trải nghiệm, các trò chơi nhằm giúp các em không bị áp lực học hành, háo hức đến lớp.

Stress tâm lý có thể làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch dịch của cơ thể. Tinh thần thoải mái, vui vẻ từ gia đình đến trường học sẽ góp phần giúp trẻ phát triển tâm sinh lý tối ưu, tăng cường sức khỏe thể chất, sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

Rèn luyện thể chất

Vui, khỏe là tinh thần được truyền tải qua hoạt động giáo dục thể chất ở trường. Vào buổi sáng, trẻ mầm non khởi động nhẹ nhàng với bài tập thể dục tại lớp để tăng cường sức khỏe, kết nối cùng bạn bè. Hoạt động nhiều niềm vui, tiếng cười này luôn thu hút các bé, tạo không khí sôi nổi đầu ngày.

Theo cô Vũ Thị Gấm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đông Ngạc A (Hà Nội), để phòng dịch, nhà trường không tổ chức hoạt động tập trung đông học sinh, tập thể dục ngay trong lớp. Mỗi lớp học hai ca, ca ở lớp, ca ở sân học. Phân khu ở sân trường cho từng lớp.

Ngoài tập thể dục buổi sáng, ở một số trường mầm non, trẻ còn có thể tập yoga, aerobic… vào các giờ trong tuần. Vận động phù hợp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt, nâng cao sức khỏe cho các bé chống lại các tác nhân gây bệnh.

Trẻ lớp lá trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ chơi xe đạp trong ngày đầu trở lại trường sáng 18/5. Ảnh: Mạnh Tùng.

Trẻ lớp lá trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ chơi xe đạp trong ngày đầu trở lại trường sáng 18/5. Ảnh: Mạnh Tùng.

Học sinh tiểu học có giờ vận động qua các tiết thể dục. Giờ học bơi ở trường cũng tạo cho trẻ niềm hứng thú. Bên cạnh đó, bài tập thể dục giữa giờ vui tươi còn giúp trẻ thư giãn, tiếp thêm năng lượng để học hiệu quả hơn. Kỹ năng vận động, thể lực của các em cũng được nâng cao thông qua các hoạt động này.

Trong thời điểm bình thường mới, các chuyên gia vẫn khuyến cáo trẻ nên vận động, tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe phòng dịch.

Học sinh có thể tập thể dục thể thao theo phương châm vừa sức – vui vẻ – yêu thích. Trẻ có thể tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày, chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực thích hợp để cơ thể khỏe mạnh, phát triển thể chất, tăng cường khả năng miễn dịch phòng chống bệnh tật. Tập thể dục còn giúp cho tinh thần thoải mái, học hành hiệu quả hơn.

Chăm sóc dinh dưỡng

Trường mầm non được ví như ngôi nhà thứ hai chăm sóc cho bé bữa ăn, giấc ngủ, xây dựng chế độ dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng là một trong những tiêu chí được phụ huynh quan tâm để con đến trường vui, khỏe.

Ngoài cung cấp các dưỡng chất cần thiết, nhiều trường ưu tiên lựa chọn thực phẩm có tác dụng tăng đề kháng để trẻ có sức khỏe. Đối với các bé học bán trú, bữa ăn trưa được nhà trường quan tâm chuẩn bị. Ngoài ra, còn có các bữa ăn phụ, ăn xế hay uống sữa tại trường góp phần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường sức khỏe và đề kháng cho trẻ. Cô Thúy Hằng chia sẻ thêm, có bé ở nhà lười ăn, không muốn uống sữa nhưng đến lớp thi đua với các bạn uống rất nhanh, đúng giờ.

Chị Nguyễn Thị Mền cho biết, do đi làm nên chị thường chuẩn bị thức ăn từ buổi sáng để đến trưa cho cả nhà dùng, thức ăn không còn nóng, không ngon như ở trường. Một trong những lý do con chị háo hứng đến trường là cô giáo nấu ăn ngon hơn mẹ.

Cô Nguyễn Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường tiểu học Trung Yên (Hà Nội) chia sẻ thêm, để đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh, nhà trường lên thực đơn, khẩu phần ăn phong phú, trẻ uống sữa tại trường. Mỗi năm học sinh được kiểm tra sức khỏe hai lần. Sau hai năm, nhiều học sinh có chiều cao, cân nặng đạt chuẩn, phát triển thể trạng tốt.

Dinh dưỡng hợp lý là khẩu phần dinh dưỡng đảm bảo đúng, đủ về lượng và chất. Các bữa ăn cần có 4 nhóm chất gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Bộ đôi lợi khuẩn kết hợp chất xơ tiêu hóa hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, hấp thu, chuyển hóa và thải trừ. Chúng còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch đường ruột thông qua cân bằng sinh thái và tác động tương hỗ cho nhau, tạo ra hệ vi sinh đường ruột cân bằng. Đường ruột khỏe mạnh hỗ trợ tế bào miễn dịch và kháng thể tìm diệt vi trùng, virus…

Sau thời gian gian cách xã hội, chương trình Sữa học đường tiếp tục triển khai ở nhiều trường mầm non, tiểu học trên cả nước hỗ trợ giáo viên chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, tạo sự an tâm cho phụ huynh khi con đến trường. Bên cạnh bữa ăn dinh dưỡng, uống sữa đều đặn hỗ trợ trẻ cphát triển chiều cao, trí não tốt hơn, tăng đề kháng phòng dịch bệnh.

Ngọc An

Chuyên mục Đi học vui khỏe, an toàn có sự đồng hành của Vinamilk và chương trình Sữa học đường, chia sẻ thông tin cùng phụ huynh, nhà trường, giáo viên cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng để mỗi ngày đến trường của bé đều có trải nghiệm đáng nhớ.

Nguồn bài viết

Bài trướcĐịa ốc Tây Nam Bộ trước cơ hội đón sóng đầu tư
Bài tiếp theoNgày 3/6, chuyên gia Nhật Bản sẽ sang Việt Nam kiểm tra các lô vải xuất khẩu