Hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuấ‌t


Những năm qua, đội ngũ cán bộ khuyến nông Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Mộc Châu đã tập trung chuyển giao, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuấ‌t theo hướng bền vững; xây dựng các chương trình khuyến nông điển hình… Qua đó, giúp người dân sản xuấ‌t hiệu quả, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

Xem Video: Tăng cường chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuấ‌t nông nghiệp


                          

             

Bà Nguyễn Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm, cho biết: Để giúp nông dân sản xuấ‌t hiệu quả, hằng năm, Trung tâm đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện các dự án phát triển, nhân rộng các mô hình nông nghiệp đa dạng về cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao mang tính đặc trưng vùng; tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi sản xuấ‌t theo hướng hữu cơ, ủ phân hữu cơ vi sinh; tổ chức hội thảo đầu bờ cho các hộ nông dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn.

             

Được biết, từ năm 2019 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 165 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 6.000 lượt người, với các nội dung: Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, sản xuấ‌t nông nghiệp hữu cơ, kỹ thuật ủ phân vi sinh; canh tác lúa cải tiến theo phương pháp SRI; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; một số kỹ năng cơ bản trong lắp đặt, vận hành nhà kính và gieo ươm một số loại rau củ…; tổ chức 275 lượt kỳ điều tra phát hiện sinh vật hại trên các cây trồng… Cùng với đó, xây dựng hơn 2.100 mô hình khuyến nông, trong đó, 811 mô hình từ ngân sách nhà nước, với tổng số vốn hỗ trợ 2,1 tỷ đồng; 1.390 mô hình tự nguyện, chủ yếu ở các lĩnh vực trồng trọt, chă‌n nuôi, thủy sản… Lắp đặt, xây dựng 37 bể biogas theo Dự án nông nghiệp các bon thấp (Lcasp) và hỗ trợ thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường trong chă‌n nuôi gia súc, gia cầm ở khu dân cư tập trung. Nhiều mô hình khuyến nông tiêu biểu được nhân rộng như: Mô hình sản xuấ‌t rau hữu cơ của HTX Nông nghiệp Dũng Tiến (xã Phiêng Luông); mô hình trồng mận của tổ hợp tác sản xuấ‌t và tiêu dùng mận an toàn Mộc Châu; mô hình trồng bơ ở HTX Dược liệu Mộc Châu xanh; mô hình trồng chè Vinatea Mộc Châu…

             



Chia sẻ về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, ông Mùi Văn Thứng, bản Sao Tua, xã Tân Hợp, cho biết: Trước đây, kinh tế gia đình tôi phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn, năng suất thấp. Được cán bộ khuyến nông xã, ban quản lý bản tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả trên đất dốc do Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện tổ chức tại xã, từ năm 2017, gia đình tôi đã chuyển đổi diện tích đất trồng ngô, sắn sang trồng cây ăn quả. Hiện, gia đình tôi có 2 ha chuối, thu nhập trung bình 120 triệu đồng/năm, còn 1 ha xoài Đài Loan, 0,5 ha nhãn ghép, năm nay sẽ được thu hoạch.

             

Thời gian tới, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Mộc Châu tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi sản xuấ‌t theo hướng hữu cơ, với mục tiêu năm 2020 có 5 mô hình sản xuấ‌t hữu cơ, trong đó phấn đấu 3 mô hình hoàn thiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận sản xuấ‌t hữu cơ; tiến hành  khảo sá‌t và xây dựng mô hình khuyến nông trồng lúa kết hợp nuôi cá tại xã Tà Lại… Đồng thời, thường xuyên theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật đối với các cơ sở được cấp mã số vùng trồng cây ăn quả, các cơ sở được cấp chứng nhận sản xuấ‌t rau, quả an toàn, nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác xuấ‌t khẩu và bảo vệ thương hiệu rau, quả an toàn Mộc Châu.



Nguồn bài viết

Bài trướcThái Lan lên kế hoạch phát tiền cho dân
Bài tiếp theoTin tức thời sự đặc biệt báo in ngày 11.9.2020 | Thời sự