Hành trình 45 năm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) kỷ niệm 45 năm thành lập với nhiều cột mốc và đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, chỉ trong vòng 43 ngày kể từ khi Bộ Chính trị họp quyết định chủ trương, Tổng Cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đã được thành lập. Trong Nghị quyết đầu tiên về ngành Dầu khí về việc thành lập Tổng cục đã nêu: “Nhanh chóng hình thành một nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, bao gồm cả thăm dò, khai thác, vận chuyển, lọc dầu, hóa dầu, cơ khí phục vụ ngành dầu khí…”.

Toàn cảnh Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau.

Toàn cảnh Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.

Ngày 20/7/1975, chưa đầy ba tháng sau khi Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Bộ Chính trị họp tại Sài Gòn đã ban hành nghị quyết về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Chỉ đúng một tháng sau, ngày 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, và hơn 10 ngày sau thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Việc Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam ra đời đã đưa ngành dầu khí bước sang một trang mới, chấm dứt thời kỳ hoạt động của các tổ chức riêng rẽ.

Sau năm 1975, trước yêu cầu cấp bách về tìm kiếm thăm dò dầu khí, Đảng đã cử những tướng lĩnh quân đội dày dạn kinh nghiệm trận mạc, có ý chí và tinh thần kỷ luật cao cùng với các đơn vị làm kinh tế của quân đội về xây dựng ngành dầu khí. Khi đó, những người lính mới làm quen với ngành dầu khí đã tranh thủ từng ngày từng giờ để học hỏi ở các chuyên gia nước ngoài, xây dựng những khu căn cứ dịch vụ cho ngành dầu khí, xông ra biển để tìm kiếm thăm dò.

Những người thợ PVN đang bảo dưỡng phân xưởng Flare (đốt đuốc) tại nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Những người thợ PVN đang bảo dưỡng phân xưởng Flare (đốt đuốc) tại nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Năm 1988 là thời điểm khó khăn của Tập đoàn, khi các giếng dầu mới có được của Liên doanh Vietsovpetro đã suy giảm sản lượng, hàng loạt chuyên gia Liên Xô bị điều chuyển hoặc xử lý kỷ luật vì kết quả hoạt động quá kém của liên doanh. Nhưng các “chiến sĩ” dầu khí vẫn vững tâm suy nghĩ, tìm tòi, giải đáp những vấn đề khó về khoa học kỹ thuật. Kết quả, việc tìm ra dầu ở tầng đá móng đã không chỉ cứu sống Liên doanh Vietsovpetro mà còn mở ra một chương mới cho toàn bộ công tác thăm dò, tìm kiếm ở vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Hàng loạt dự án của PVN có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Khí Dinh Cố, cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau, Nhà máy thủy điện Hủa Na, Đak-đring…, vượt lên những khó khăn trong quá trình triển khai.

Gần đây nhất, dự án Biển Đông 01 khai thác khí và dầu condensate ở cụm mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh gây chú ý khi được ví là “con gà đẻ trứng vàng”. Dự án này khai thác khí và dầu condensate ở khu vực có cấu tạo địa chất vào loại khó và nguy hiểm nhất trên thế giới bởi áp suất khí cao và nhiệt độ lớn. Khai thác dầu khí ở đây khó và nguy hiểm đến mức Tập đoàn Dầu khí BP của Anh đã phải từ bỏ sau khi đổ 500 triệu USD và 9 năm thăm dò, nghiên cứu ở đây.

Đổi ca trên giàn Chim Sáo.

Đổi ca trên giàn Chim Sáo.

Đầu năm 2020, PVN phải đối phó với cuộc “khủng hoảng kép” do tác động của dịch Covid-29 và giá dầu suy giảm. Tuy nhiên, bằng sự chủ động, linh hoạt trong cách ứng phó, tập đoàn vẫn có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. 7 tháng đầu năm, Petrovietnam nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả gói giải pháp ứng phó với “khủng hoảng kép”, vẫn giữ vững nhịp độ sản xuất với lợi nhuận hơn 10 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 38 nghìn tỷ đồng.

Mới đây, ngành Dầu khí Việt Nam còn đón tin vui lớn khi phát hiện mỏ khí Kèn Bầu ở Lô 144, gần bờ biển tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là mỏ khí có trữ lượng lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Petrovietnam cho hàng chục năm tới, cũng như bảo đảm an ninh năng lượng đất nước.

Minh Nguyễn

Nguồn bài viết

Bài trướcLàm đúng chuẩn, gạo Việt Nam có thể xuất khẩu với giá 3.000 – 4.000 USD/tấn
Bài tiếp theoĐề thi văn đợt 2 có độ khó – dễ tương đồng với kỳ thi đợt 1 | Giáo dục