Mỗi giáo viên tham dự sẽ đăng ký trực tiếp tại đường link do tổ chức khảo thí quốc tế cung cấp để nhập thông tin và cập nhật các hướng dẫn về nội dung chủ yếu của bài kiểm tra. Đối với những giáo viên có chứng chỉ IELTS từ năm 2019 trở lại đây đạt kết quả 6.5 trở lên có thể lấy kết quả đó để phân lớp đào tạo.
Sau thời gian đào tạo, giáo viên sẽ tham dự kỳ thi IELTS với mục tiêu lên được tối thiểu 0,5 điểm. Từ năm 2020 đến năm 2025, bình quân cứ cách 1 năm giáo viên lại được tham gia đợt bồi dưỡng để tiếp tục nâng chuẩn (tùy theo kết quả cụ thể đạt được của từng giáo viên).
Đến năm 2015, Hà Nội có trên 50% giáo viên đạt 6.5 IELTS trở lên?
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, mục tiêu tiến tới năm 2025, toàn ngành GD-ĐT thủ đô có trên 50% giáo viên các cấp học có trình độ nghe nói tiếng Anh từ 6.5 IELTS trở lên.
Kế hoạch của Sở GD-ĐT tổ chức cho 100% giáo viên ngoại ngữ đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam các cấp học của thành phố được tham dự rà soát theo chuẩn quốc tế. Sau đó, theo lộ trình, sẽ tổ chức đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho toàn bộ giáo viên đã được rà soát.
Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện đáp ứng việc rà soát xếp lớp theo chuẩn quốc tế, Sở GD-ĐT Hà Nội đã chuẩn bị, bố trí lịch kiểm tra theo các các cấp, đảm bảo giáo viên được rà soát đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo quy định của tổ chức khảo thí quốc tế.
Việc chuẩn bị tổ chức kiểm tra rà soát này, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết đã thông tin đến các đơn vị để có sự chuẩn bị từ năm 2019. Ngay từ đầu năm học 2019 – 2020, Sở GD-ĐT Hà Nội không chỉ ban hành kế hoạch, công văn mà còn triển khai trong các cuộc họp giao ban với các phòng GD-ĐT, các đơn vị trường học chuẩn bị cho đợt kiểm tra rà soát để xếp lớp đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh.