Gói tín dụng 11.000 tỷ của TPBank cho dự án năng lượng tái tạo

TPBank sẽ hỗ trợ Bamboo Capital để đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời và điện mặt trời áp mái từ nay đến 2022.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác tài trợ 11.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo tại Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam diễn ra sáng nay.

Theo đó, Tập đoàn Bamboo Capital dùng 8.000 tỷ đồng cho các dự án điện gió với tổng công suất 650MW tại Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng, Trà Vinh; 2.000 tỷ đồng để triển khai hiện Nhà máy điện mặt trời 330MW tại Bình Định, 1.000 tỷ đồng thực hiện các dự án điện mặt trời áp mái.

Ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc TPBank cho biết, BCG phù hợp với chiến lược đầu tư vốn vào các dự án năng lượng tái tạo của TPBank, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, thúc đẩy bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Các dự án này sẽ góp phần phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hồ Nam – Chủ tịch HĐQT của BCG đánh giá hợp tác chiến lược giữa TPBank và Bamboo Capital Group nhằm khai thác, phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế chung cho cả hai doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc TPBank (trái) và ông Nguyễn Hồ Nam – Chủ tịch HĐQT BCG tại lễ ký kết

Ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc TPBank (trái) và ông Nguyễn Hồ Nam – Chủ tịch HĐQT BCG tại lễ ký kết sáng nay.

Đây không phải lần hợp tác đầu tiên giữa TPBank với BCG tại các dự án năng lượng tái tạo. Trước đó, TPBank đã cung cấp gói tín dụng cho Nhà máy điện mặt trời GAIA tại huyện Thạch Hóa, tỉnh Long An với tổng mức đầu tư trên 2.200 tỷ đồng, tổng công suất 140MW.

Lãnh đạo nhà băng cho hay TPBank chủ trương dành nguồn lực để ưu tiên các dự án năng lượng tái tạo. Các gói tài trợ tín dụng xanh với tổng giá trị lên tới gần 1.000 tỷ đồng đã được triển khai cho các dự án điện mặt trời Phước Hữu tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; dự án điện mặt trời áp mái trải dài tại Đắk Lắk, Bình Phước, Long An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Quảng Nam, Đồng Nai…

Năm 2019, ngân hàng này đã ký kết hợp đồng dài hạn khoản vay tín dụng xanh trị giá 20 triệu USD trong vòng 3 năm từ Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu – The Global Climate Partnership Fund (GCPF). Trước đó, TPBank là một trong 8 ngân hàng tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận giải thưởng từ IFC trong lĩnh vực tài trợ thương mại cho các dự án thích ứng biến đổi khí hậu thông minh.

Phạm An

Nguồn bài viết

Bài trướcĐâu là tiêu chí để lên sóng chương trình kinh tế ‘First Move’ của CNN?
Bài tiếp theoNâng cấp tiềm lực startup thế nào hậu Coѵīd-19?