Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng làm gì? | Giáo dục

– Theo thầy Nguyễn Văn Cải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (H.Củ Chi, TP.HCM), Điều 34 luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ, học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

– Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo lần 2 Thông tư Quy định về giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Thông tư này áp dụng đối với trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông có kích thước 19 cm x 13,5 cm. Mặt trước nền màu nâu có hình Quốc huy, các chữ in màu vàng. Mặt sau nền màu trắng, hoa văn viền màu vàng, chữ màu đen, hình trống đồng in chìm chính giữa.


Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng làm gì? - ảnh 1


Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng làm gì? - ảnh 2

Theo dự thảo, có 12 nội dung được ghi trên giấy chứng nhận này gồm:

(1) Ghi họ tên của người được cấp giấy chứng nhận, theo giấy khai sinh.

(2) Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh.

(3) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người học sinh theo giấy khai sinh.

(4) Ghi “nam” hoặc “nữ” theo giấy khai sinh.

(5) Ghi theo giấy khai sinh.

(6) Ghi năm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

(7) Ghi tên cơ sở giáo dục nơi người học theo học chương trình trung học phổ thông.

(8) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính.

(9) Ghi ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận.

(10) Thủ trưởng cơ sở giáo dục nơi người học theo học ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.

(11) Do cơ quan in phôi ghi.

(12) Do cơ sở giáo dục ghi vào sổ gốc cấp giấy chứng nhận.




Nguồn bài viết

Bài trướcCông nhân PouYuen thôi việc nhận trợ cấp 250 triệu đồng
Bài tiếp theoCòn 4 tỉnh bán lợn hơi giá 90.000 đồng/kg