Giám đốc Infinity Blockchain: ‘Giáo dục New Zealand trọng sự tử tế’

Anh Trần Minh Duy nhận được học bổng của chính phủ New Zealand năm 2015 và học thạc sĩ chuyên ngành Tài chính. Hiện anh giữ vị trí Giám đốc Điều hành Infinity Blockchain Ventures (Malaysia). Tại hội thảo “Thành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng” do Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) trực thuộc Chính phủ New Zealand tổ chức ngày 23/11, anh Trần Minh Duy có những chia sẻ về điểm khác biệt trong phong cách giáo dục của quốc gia này.

Anh Trần Minh Duy học Thạc sĩ tại New Zealand từ năm 2015.

Anh Trần Minh Duy học Thạc sĩ tại New Zealand từ năm 2015.

Sau khi theo học Thạc sĩ, anh nhận định thế nào về nền giáo dục của New Zealand?

– Môi trường giáo dục ở New Zealand không cạnh tranh gắt gao về điểm số hay thành tích học tập qua các kỳ thi. Trước đây, tôi đã từng học tại Singapore và Mỹ thì ở đây cạnh tranh căng thẳng hơn nhiều. Về nền tảng kiến thức, tôi cho rằng nền giáo dục của New Zealand tương đồng với các quốc gia tiên tiến khác. Trong thế giới phẳng, sẽ không có sự chênh lệch quá lớn về kiến thức ở trường học giữa các quốc gia.

Điểm mạnh của nền giáo dục New Zealand là đào tạo thái độ và kỹ năng mềm cho người học. Sau quãng thời gian học tập tại đây, tôi nhận thấy người New Zealand tốt và đàng hoàng vào bậc nhất thế giới. Do đó những bạn được học tập và làm việc ở đây sẽ được giáo dục để trở thành người đàng hoàng trong công việc và tử tế trong cuộc sống. Khi làm việc, thái độ đó sẽ đem lại cho bạn nhiều giá trị.

- 1

Anh Trần Minh Duy nhận định, giáo dục New Zealand coi trọng thái độ và hành xử tử tế.

Anh chia sẻ cụ thể hơn về việc trường học ở New Zealand giáo dục thái độ và kỹ năng mềm?

– Tôi theo học Thạc sĩ tại đây nên không biết rõ các bậc học dưới, học sinh được giảng dạy cụ thể như thế nào. Tuy nhiên, học viên người New Zealand có thái độ học tập rất nghiêm túc và trung thực trong thi cử.

Bậc đại học và sau đại học sẽ không có bộ môn đạo đức nghề nghiệp hay kỹ năng mềm riêng nhưng qua quá trình giảng dạy và hướng dẫn cho học viên, giảng viên rất chú trọng cách ứng xử với công việc, xử lý tình huống và đề cao thái độ nghiêm túc trong thi cử. Giảng viên có cách hướng dẫn rất khéo léo xen kẽ vào quá trình học tập để tôi hiểu và coi trọng thái độ trong suốt quá trình học tập cũng như làm việc sau này. Môi trường học tập ở đây cũng rất năng động, có rất nhiều hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, workshop để các bạn lựa chọn, rèn luyện kỹ năng mềm như: thuyết trình, làm việc nhóm, thực hiện dự án

Trong thời gian làm việc tại nhiều quốc gia, anh thấy văn hóa làm việc được đào tạo ở New Zealand có ưu điểm gì?

– Văn hoá doanh nghiệp, văn hoá của mỗi quốc gia sẽ quyết định lựa chọn nhân sự có tính cách như thế nào. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, những người thẳng thắn, thật thà sẽ có đôi chút thua thiệt nhưng tôi tin không có nơi nào không phù hợp với việc sống tử tế, đàng hoàng. Sự tử tế sẽ giúp chúng ta đi được đường dài ngay cả trong những môi trường cạnh tranh.

Theo anh, sự tử tế mà nền giáo dục New Zealand mang đến cho học viên gắn với thái độ làm việc chuyên nghiệp như thế nào?

Sự tử tế không chỉ thể hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người mà còn là thái độ trong công việc. Một người nhân viên tử tế là sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành đúng thời hạn, chỉn chu, không đưa sếp và các đồng nghiệp vào tình huống trớ trêu. Tôi nghĩ chuyên nghiệp còn là cạnh tranh lành mạnh, làm việc hết mình và nhìn xa trông rộng để phát triển sự nghiệp.

- 2

Anh Trần Minh Duy cùng các diễn giả tại hội thảoThành công trong tương lai, không dừng ở kỹ năng.


Nói xa hơn, trải nghiệm học tập ở nước ngoài giúp ích gì cho anh trong việc cầu nối cho Việt Nam và New Zealand?

– Nếu nhiều người được tôi luyện trong môi trường của New Zealand sẽ góp phần nhân rộng văn hoá sống và làm việc tử tế ở đây. Tôi và những học viên sau khi tốt nghiệp sẽ quay trở lại Việt Nam, làm việc trong nhiều công ty và lan tỏa văn hóa làm việc tử tế đó.

Khi nhận học bổng từ chính phủ New Zealand, tôi không phải cam kết sẽ trở thành cầu nối cho hai nước, sẽ phải trả lại lại điều gì cho nước bạn. Song tôi tự nhận thấy trách nhiệm phải mang lại cho họ những giá trị tốt nhất của mình. Với tư cách là một doanh nhân, tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp nước bạn tiến vào thị trường Việt Nam.

Tôi cũng thường xuyên dành thời gian tham gia những chương trình, hội thảo giới thiệu về nền giáo dục New Zealand để truyền tải, chia sẻ tinh thần New Zealand cho các bạn trẻ tại Việt Nam. Thời gian gần đây, chính phủ New Zealand đổi mới phương pháp giáo dục để phù hợp với thời đại mới, tôi nghĩ học sinh, sinh viên Việt Nam nên nắm bắt cơ hội học tập tại quốc gia này.

Nha Trang

New Zealand là điểm đến học tập chất lượng và phù hợp với người trẻ toàn cầu. New Zealand hiện đứng đầu danh sách các điểm đến du học được yêu thích nhất thế giới 2019 theo Educations.com. 8 trường đại học của quốc gia này nằm trong top 3% trường đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng QS Rankings 2018.

Theo Global Peace Index, từ năm 2017-2019, New Zealand đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia an toàn nhất trên thế giới. New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh đứng đầu thế giới về chỉ số chuẩn bị kỹ năng tương lai trong 2 năm liền 2017-2018 theo bình chọn của tổ chức Economist Intelligence Unit.

Bằng cấp của quốc gia này được công nhận và đánh giá cao bởi các tổ chức học thuật trên thế giới. Mỗi năm, New Zealand còn có cấp nhiều học bổng cho du học sinh quốc tế, trong đó có Việt Nam. Chất lượng giáo dục hàng đầu của New Zealand nhờ vào các quy định của chính phủ, các quy tắc đạo đức và sự đầu tư bền vững vào chương trình đào tạo. 

Xem thêm thông tin chi tiết tại website.

Nguồn bài viết

Bài trướcGiá vàng ngày 27.11 : Giằng co tìm xu hướng | Tài chính – Kinh doanh
Bài tiếp theoStartup lĩnh vực trí tuệ nhân tạo Nexus FrontierTech gọi vốn thành công 3,8 triệu USD vòng hạt giống