Lau chùi, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, trang bị những thiết bị làm sạch hiện đại nhất như robot hút bụi, máy lọc không khí… liệu có đủ để đảm bảo cho ngôi nhà của bạn luôn giữ được sự sạch sẽ? Rất tiếc là câu trả lời là không!
Những tác nhân ẩn mình
Dù có siêng dọn dẹp đến đâu thì cũng không thể phủ nhận rằng, ngôi nhà của chúng ta không hoàn toàn sạch sẽ. Nhiều người lầm tưởng rằng sàn nhà và nhà vệ sinh là khu vực bẩn nhất trong nhà nhưng hoàn toàn không phải vậy, có những nơi chứa đầy nấm mốc và vi khuẩn mà chúng ta không ngờ tới. Vi khuẩn thường sinh sôi ở những khu vực khuất, hoặc trên các dụng cụ, vật trang trí trong ngôi nhà.
Đơn cử như tường nhà. Đây là khu vực tưởng chừng như sạch nhất nhưng lại luôn phải đối mặt với rất nhiều loại vết bẩn cứng đầu và khó tẩy rửa. Đầu tiên là những vết bụi bẩn bám trên tường nhà mà không phải lúc nào bạn cũng có thời gian và dụng cụ thích hợp để lau chùi hay dọn dẹp. Lâu ngày, bức tường sẽ xuống màu và trở thành một nơi bám đầy vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, những vết cà phê, rượu, nước trái cây, sữa… dính trên tường còn để lại vết ố và mùi hôi khó chịu.
Đặc biệt là góc tường, nơi robot hút bụi không thể với đến và chúng ta thường bỏ quên, bụi bẩn sẽ đọng lại đây và trở thành một cái “ổ” lý tưởng cho vi khuẩn. Ở khu vực nhà bếp, những vết dầu mỡ bắn lên trên tường cũng rất khó để tẩy rửa hoặc lau chùi một cách sạch sẽ. Ngoài ra, tay nắm cửa, tay nắm tủ lạnh, lò vi sóng hay kệ để bát đĩa, ga gối cũng là những nơi chứa đầy vi khuẩn nhưng không được dọn dẹp hàng ngày.
Tường nhà cũng là một nơi tích tụ vi khuẩn, cần lau chùi định kỳ
Đáng chú ý là tường cũng là một nơi trú ngụ của vi khuẩn, song việc lau chùi nó thường xuyên cũng không thực sự tốt. Trái ngược lại mục đích giữ vệ sinh ban đầu, việc này lại có thể gây hư hỏng, làm mòn lớp sơn tường, khiến bức tường mất khả năng “tự vệ” trước những tác nhân phá hủy và tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi khi gặp điều kiện thuận lợi vào mùa mưa hay mùa xuân.
Ngăn ngừa trước khi diệt khuẩn
Để ngôi nhà của bạn hoàn toàn sạch sẽ và hạn chế sự xuất hiện của các tác nhân giấu mặt, yếu tố tiên quyết vẫn là thường xuyên lau chùi, vệ sinh các vị trí có thể trong nhà, kể cả những nơi khó nhìn thấy. Tần suất lý tưởng nhất là hàng ngày cho việc quét và lau sàn nhà, các bề mặt phẳng lớn như bàn, tủ bếp và 1 tuần 1 lần cho các vị trí khó thấy hơn và thay ga gối, phơi nắng ruột gối.
Đối với bề mặt tường, các gia đình nên chọn cách lau bằng chổi mềm hàng tuần. Thuận tiện hơn, bạn có thể chọn các loại sơn chống bám bẩn, dễ lau chùi ngay từ khi hoàn thiện tường để hạn chế việc chùi mạnh làm mài mòn lớp sơn đồng thời hạn chế việc tích tụ chất bẩn. Đáng chú ý, các dòng sơn hiện đại còn có cả tính năng kháng khuẩn chủ động, ngăn chặn các loại vi khuẩn phổ biến phát triển.
Ảnh minh họa các tính năng của sơn Dulux EasyClean
Chuyên gia từ Dulux cho biết dòng sơn nội thất Dulux EasyClean của hãng này có tính năng kháng khuẩn vượt trội được kiểm nghiệm bởi TUV SUD PSB Singapore, giúp ức chế sự phát triển của 6 loại vi khuẩn có hại phổ biến gây bệnh như bệnh về đường tiêu hóa, tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm màng não,.. Thêm vào đó là công nghệ chống bám bẩn chủ động, đặc biệt chống lại các vết bẩn dạng lỏng, ngăn chặn vết bẩn thẩm thấu vào bề mặt tường gây ố màng sơn, giúp việc lau chùi trở nên dễ dàng hơn và giữ gìn nhà cửa luôn sạch đẹp như mới.
Ngoài ra, việc giữ cho không gian thông thoáng và nắng chiếu vào nhà cũng là một biện pháp đơn giản để đảm bảo không khí trong lành. Bạn nên mở cửa sổ thường xuyên khi có thể, nhất là vào sáng sớm khi có ánh nắng tốt cho sức khỏe. Nếu sinh sống gần khu vực nhiều bụi, côn trùng, bạn có thể lắp thêm các loại lưới chống bụi và côn trùng để không khí lưu thông trong nhà nhiều hơn.
Như Ngọc