Đề thi văn đợt 2 có độ khó – dễ tương đồng với kỳ thi đợt 1 | Giáo dục

Đề thi yêu cầu học sinh nói về “niềm tin” 

Cô Nguyễn Thúy Hằng, Trường THPT Ban Mai (Hà Nội), nhận định đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT đợt 2 vẫn bảo đảm cấu trúc, nội dung và độ khó tương đồng với đề thi đợt 1; vừa sức với học sinh, bám sát cấu trúc chuẩn theo đề minh họa của Bộ GD-ĐT và có sự phân hóa cao.

Cụ thể, câu 1 phần đọc hiểu với mức độ nhận biết về phương thức biểu đạt – đây là một câu “gỡ” điểm cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều học sinh cũng sẽ dễ nhầm câu đầu tiên này nếu không nhớ được đặc điểm nhận biết các phương thức biểu đạt. Câu 2 (đọc hiểu) yêu cầu mức độ học sinh thông hiểu dựa vào nội dung ngữ liệu đoạn trích không có tính “đánh đố”.

Câu 3 yêu cầu học sinh phải so sánh điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển được nêu trong đoạn trích. Với câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải có khả năng khái quát và tổng hợp cao hơn từ ngữ liệu của đề. Tuy nhiên, học sinh cần chú ý để không chép lại văn bản.

Câu hỏi vận dụng cao này yêu cầu học sinh phải có vốn kinh nghiệm sống và kiến thức của bản thân, cũng như khả năng tổng hợp và khái quát cao để có thể trả lời đồng tình hay không đồng tình và lí giải được tại sao. Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý nhưng phải có những kiến giải sáng tạo và thuyết phục.

Với phần làm văn, câu 1 yêu cầu thí sinh viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin trong cuộc sống. Đây là phần mà học sinh có thể bày tỏ ý kiến của bản thân đồng thời thể hiện được khả năng hiểu biết cũng như kinh nghiệm sống của mình. Chủ đề “niềm tin trong cuộc sống” phù hợp với định hướng tư tưởng của người trẻ hiện nay.



Gần 11.000 thí sinh Đà Nẵng chính thức thi tốt nghiệp THPT đợt 2

Phổ điểm ở mức 6,5 – 7

Cô Trịnh Thị Thu Tuyết, giáo viên của Hệ thống Giáo dục Học Mãi, cũng cho rằng đề thi đợt 2 từ ngữ liệu cho đến yêu cầu của các câu lệnh trong các phần đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều tương đương với đề thi chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1. Cũng như đợt 1, đề không khó, nhất là ngữ liệu của câu nghị luận văn học, có lẽ đã được điều chỉnh cho phù hợp với thời lượng làm bài của học trò.

Theo cô Thu Tuyết, đây cũng là yếu tố giúp tạo nên tâm thế tương đối tích cực, đảm bảo cho các thí sinh thi đơt 2 có được cảm giác an tâm khi phải tham gia kì thi quan trọng nhất trong 12 năm học phổ thông trong điều kiện khá đặc biệt, chưa từng có.

Tuy nhiên, các giáo viên cũng cho rằng, cũng giống đợt 1, phần ngữ liệu của câu nghị luận văn học khá dài, đòi hỏi học sinh phải phân bố thời gian để làm tốt và làm sâu, đầy đủ các phần của đề thi.




Nguồn bài viết

Bài trướcHành trình 45 năm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Bài tiếp theoHim Lam sắp nhảy vào dự án 10.000 tỷ ở Vũng Tàu