HomeGiáo dụcĐề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội...

Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội dài 21 trang

Bài kiểm tra tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội chiều 15/8 dài 21 trang, gồm Toán và Đọc hiểu, hình thức là trắc nghiệm kết hợp tự luận.

Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 2
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 4
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 6
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 8
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 10
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 12
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 14
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 16
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 18
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 20
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 22
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 24
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 26
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 28
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 30
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 32
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 34
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 36
Đề kiểm tra tư duy vào Đại học Bách khoa Hà Nội - 38

Phạm Văn Bắc, học sinh trường THPT Tây Tiền Hải (huyện Tiền Hải, Thái Bình), cho biết làm được khoảng 70%. “Đề thi không khó nhưng hơi dài. Tuy nhiên, em rất thích đề này bởi có nhiều bài toán ứng dụng thực tế”, Bắc nói. Với dự đoán môn Toán thi tốt nghiệp THPT được trên 8,5, Hóa trên 9, Bắc hy vọng có thể trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật thực phẩm bằng tổ hợp A20 (Toán, Hóa, bài kiểm tra tư duy).

Cùng nhận xét với Bắc, Phạm Văn Tuấn, học sinh trường THPT Tống Văn Trân (huyện Ý Yên, Nam Định) phải bỏ một bài tự luận vì không đủ thời gian. Theo Tuấn, kiến thức được đưa ra trong đề đều nằm trong chương trình học phổ thông nhưng tính ứng dụng rất cao, buộc thí sinh phải tư duy, vận dụng thực tế. Đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp A19 (Toán, Lý, bài kiểm tra tư duy), Tuấn Anh mong bài kiểm tra tư duy góp phần tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành Tự động hóa của trường.

Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp A19 và A20 vào Đại học Bách khoa Hà Nội phải làm bài kiểm tra tư duy gồm hai nội dung là Toán và Đọc hiểu trong 120 phút. Hình thức thi là cả trắc nghiệm và tự luận. Kết quả bài kiểm tra sẽ được cộng với điểm Toán, Lý hoặc Toán, Hóa của kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học. Trường lấy 30-35% chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển này, tức khoảng 2.000-2.400 sinh viên.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ bắt đầu chấm điểm bài kiểm tra tư duy từ ngày 17/8, dự kiến xong vào ngày 22/8 và công bố điểm và tổ chức phúc tra (nếu có). Phần tự luận sẽ do khoa Toán và Tin học ứng dụng của trường chấm. Phần trắc nghiệm được chấm trên máy như quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cũng do hội đồng tuyển sinh của trường thực hiện.

Năm 2020, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 6.930 sinh viên cho 57 mã ngành đào tạo. Trường tuyển sinh bằng các phương thức gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế, xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn (10-15% tổng chỉ tiêu); xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (50-60%); xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm bài kiểm tra tư duy (30-35%).

Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào trường cao nhất là 27,42, ngành Khoa học máy tính. Hai ngành lấy đầu vào thấp nhất là Hệ thống thông tin chương trình hợp tác quốc tế và Kỹ thuật hạt nhân với 20 điểm.

Dương Tâm