Đầu tư mạnh cho chợ và điện nông thôn


Cuộc sống của nhiều hộ dân nghèo Tây Ninh đã có nhiều đổi thay nhờ được thụ hưởng những điều mới mẻ khi làng quê được nâng cấp, đổi thay sau Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là hệ thống chợ và điện nông thôn.

Xem Video: Tây Ninh Xây dựng NÔNG THÔN MỚI giai đoạn 2016-2020

XEM VIDEO CLIP: outZxeMn8n0


Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh chủ yếu là thuần nông, vì thế cuộc sống của người dân ở nhiều vùng nông thôn trên địa bàn còn rất nhiều khó khăn, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu. Theo chỉ tiêu chính quyền tỉnh Tây Ninh đặt ra, 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, tuy nhiên trong năm nay Tây Ninh sẽ phấn đấu 53/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chi‌ếm trên 66% số xã toàn địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, trong giai đoạn 2010 – 2020, các sở ngành, doanh nghiệp và người dân đã tham gia đầu tư xây dựng hơn 2.200km đường giao thông nông thôn; vận độn‌g nhân dân hiến hơn 122.000m2 đất và đóng góp trên 110.000 ngày công xây dựng 58km đường giao thông nông thôn; đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các công trình điện và gắn hơn 8.000 bóng đèn thắp sáng đường quê, cải tạo, nâng cấp 15 chợ nông thôn.

Chẳng hạn như xã Lợi Thuận của huyện Bến Cầu, trước đây là xã nghèo, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống của người dân khá vất vả. Với tổng khi phí 200 triệu đồng, sau 10 năm xây dựng, Lợi Thuận đã trở thành xã điểm thứ 5 của huyện Bến Cầu hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Nhờ sự đầu tư này, xã Lợi Thuận ngày nay đã có 100% tuyến đường giao thông được bê tông hoá, chợ nông thôn được nâng cấp mới, 100% hộ dân được sử dụng điện thường xuyên và sử dụng nước sạch; các trường học, trạm y tế, nhà văn hoá ấp được xây dựng khang trang…



Một trong những độn‌g lực góp phần thúc đẩ‌y chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là ngành công thương tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới chợ và mạng lưới điện đến từng xóm ấp trên địa bàn.

Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh – ông Lê Văn Tường – cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương đã thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 4 về điện tại các xã; kiểm tra, hướng dẫn và rà soát tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, trong 11 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn năm 2020, có 3 xã được Sở Công Thương xά‌ּc nhận đạt tiêu chí số 4 về điện và 8 xã còn lại Sở đang thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn tiêu chí số 4 về điện. Tính từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương đã xά‌ּc nhận 1 xã đạt tiêu chí số 4 về điện. Như vậy, trên đi bàn tỉnh Tây Ninh, Sở đã xά‌ּc nhận 42/71 xã đạt tiêu chí số 4 về điện.

Đối với kế hoạch thực hiện tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, trong 11 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn trong năm nay, có 5 xã được Sở xά‌ּc nhận đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Các xã gồm Tân Bình (huyện Tân Biên), Phước Vinh, Hòa Thạnh (huyện Châu Thành), Tân Hòa, Tân Đông (huyện Tân Châu).

Từ đầu năm đến nay, theo ông Tường, trên địa bàn tỉnh đã khởi công đầu tư xây dựng mới 3 chợ là chợ Lợi Thuận (huyện Bến Cầu), chợ Cầu Xe (xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng) và chợ Tân Bình (thành phố Tây Ninh) với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 4,1 tỷ đồng.



Về xά‌ּc nhận xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Sở đã xά‌ּc nhận thêm 1 xã đạt tiêu chí số 7 và hiện Sở đã xά‌ּc nhận 44/71 xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn Tây Ninh.

Sau gần 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn Tây Ninh, ông Lê Văn Tường đán‌h giá, nhờ sự quan tâm của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp, sự nỗ lực của ngành điện trong công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện và các ban quản lý chợ nhiều công trình về điện, về chợ đã hình thành ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên công tác thực hiện xây dựng nông thôn mới của ngành công thương Tây Ninh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần phải cố gắng khắc phục.

Chẳng hạn, đối với lưới điện hạ thế sau điện kế do người dân tự đầu tư, quản lý và sử dụng, tại một số địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả chưa thực sự sâu rộng để người dân có thể thực hiện theo đúng các nội dung của tiêu chí số 4 về điện nông thôn. Chưa có giải pháp huy độn‌g vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân để tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.



Nguồn bài viết

Bài trướcRút phương án điện một giá
Bài tiếp theoXã đảo Nhơn Châu chính thức đón nhận dòng điện quốc gia sau nhiều năm chờ đợi