Chiến tranh silicon giữa Mỹ và Trung Quốc

Công ty TSMC của Đài Loan đã giành được 12 tỷ USD để xây dựng nhà máy mới tại Mỹ, tạo ra 1.600 việc làm khi đi vào hoạt động năm 2024.

TSMC là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, phụ trách sản xuất chip cho Apple, Qualcom, Nvidia và hàng loạt công ty nổi tiếng khác. TSMC tiên phong trong việc phát triển mô hình sản xuất bán dẫn. Các công ty công nghệ sẽ tập trung vào thiết kế chip và thuê lại các đơn vị gia công như TSMC sản xuất. Nhờ đó, họ đẩy nhanh tốc độ đổi mới và giảm chi phí vận hành.

Nhà Trắng thấy rằng, hầu như không có nhà máy nào giống TSMC tại Mỹ, ngoại trừ một nhà máy lỗi thời tại một thị trấn nhỏ nằm ở bờ Tây. Tất cả nhà máy của TSMC đều đặt ở Đài Loan hoặc Trung Quốc.

Khôi phục sản xuất của Mỹ là một cam kết bầu cử quan trọng của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, việc khôi phục sản xuất microchip khác với các ưu tiên có thế mạnh của ông như xe hơi và thép. Microchip giờ đã trở thành mặt trận chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ với Trung Quốc.

Nhà máy sản xuất chip trên tiến trình 5 nm của TSMC tại Đài Loan. Năm tới, TSMC sẽ xây dựng lại nhà máy của mình tại Mỹ.

Nhà máy sản xuất chip trên tiến trình 5 nm của TSMC tại Đài Loan. Năm tới, TSMC sẽ xây dựng lại nhà máy của mình tại Mỹ.

Ngày 19/6, Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm vào Huawei. Công ty này hiện là mục tiêu chính trong cuộc chiến với Bắc Kinh. Huawei hiện đã bị cấm kinh doanh với hầu hết các mạng viễn thông Mỹ. Điện thoại Huawei cũng gần như biến mất ở đây. Nhưng Mỹ vẫn lo ngại Huawei có thể trở thành điểm tựa khiến công nghệ toàn cầu chuyển dần sang phía Đông. Nhà Trắng đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển của Huawei cả ở ngoài nước Mỹ.

Năm ngoái, Huawei đã bị đưa vào danh sách đen xuất khẩu của Mỹ. Các công ty Mỹ bị cấm bán hàng cho Huawei mà không có sự cho phép. Điển hình ảnh hưởng của lệnh cấm này là Google bị cấm cung cấp cho Huawei các phiên bản của hệ điều hành Android. Huawei buộc phải tự sản xuất điện thoại mà không cài được cái đặt các ứng dụng của Google.

Lệnh cấm khiến cũng khiến Huawei không thể dùng microchip của Mỹ. Các công ty như Qualcomm, Micron và Qorvo hiện cũng không được phép bán linh kiện cho Huawei. Qualcomm cung cấp chip modem di động cho hầu hết các điện thoại thông minh không phải của Apple. Micron sản xuất chip bộ nhớ. Qorvo sản xuất các module tần số vô tuyến. Mục đích cuối cùng của lệnh cấm này là làm suy yếu Huawei.

Để đáp trả lệnh cấm từ Mỹ, Huawei đã sử dụng các linh kiện họ tự nghiên cứu sản xuất. Đây là thành quả của quá trình phát triển nhiều năm nhằm hình thành nền công nghiệp silicon của riêng mình. Tuy nhiên, các nhà phê bình cáo buộc đó chỉ là hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ đáng xấu hổ của hãng.

Tuần trước, Mỹ đã cố gắng gia tăng kiềm chế Huawei. Bộ Thương mại cho biết việc cấm các nhà sản xuất chip của Mỹ giao thương với Huawei đã không đạt được hiệu quả mong muốn. Do đó, họ sẽ tiến xa hơn, cấm bất kỳ công ty nào sử dụng thiết bị sản xuất chip do Mỹ sản xuất bán hàng cho Huawei mà không được phép.

Điều này có ý nghĩa quan trọng vì Huawei có thể tồn tại mà không cần phụ thuộc vào công nghiệp silicon của Mỹ. Nhiều nhà máy lớn trên thế giới vẫn đang sản xuất linh kiện thay thế cho Huawei. Tuy nhiên, các nhà máy này lại phụ thuộc vào thiết bị của Mỹ. Ross cho biết động thái này sẽ phá vỡ nỗ lực nội địa hóa của Huawei nhằm lách qua lệnh cấm của Washington. Các biện pháp mới được cho là có thể thành công.

Mỹ lo ngại Huawei vẫn trở thành điểm tựa công nghệ toàn cầu về thiết bị di động và viễn thông. Ảnh: Wion.

Mỹ lo ngại Huawei vẫn trở thành điểm tựa công nghệ toàn cầu về thiết bị di động và viễn thông. Ảnh: Wion.

Mỹ coi ngành công nghiệp bán dẫn là chiến lược quan trọng. Trung Quốc cũng hoàn toàn nhận thức được những thiếu sót của mình. Bắc Kinh đang chi hàng tỷ USD để bắt kịp, hy vọng sẽ tự cung tự cấp 70% thiết bị bán dẫn năm 2025. Nhưng nước Mỹ dẫn đầu về công nghệ bán dẫn trong hàng thập kỷ và quyết tâm giữ vững vị trí của mình. Hành động của họ chống lại Huawei phù hợp với chiến lược rộng lớn hơn là ngăn chặn các công ty bán dẫn của Trung Quốc tiếp quản các công ty bán dẫn của Mỹ và khuyến khích sản xuất trong nước.

Nguyên nhân khác khiến tuyên bố của TSMC được chào đón là do hiện nay Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng khả năng tự sản xuất chip của riêng mình. Trong khi đó, Mỹ thấy mình phụ thuộc quá nhiều vào Đài Loan, nơi gần với Trung Quốc và Bắc Kinh vẫn coi đây là một phần lãnh thổ của mình.

TSMC lại có những toan tính khác. Nhà máy họ ở Mỹ khá nhỏ so với các cơ sở ở châu Á. Nó thậm chí không đủ đáp ứng lượng chip iPhone cần dùng hàng năm. Công nghệ của nó có thể sẽ lỗi thời khi đi vào hoạt động. Công ty Đài Loan này coi đó như một nỗ lực nhằm đạt được ảnh hưởng chính trị hơn là việc di chuyển sản xuất sang phương Tây. Công ty hi vọng việc đầu tư vào Mỹ giúp họ đạt được sự cho phép của Nhà Trắng tiếp tục bán hàng cho Huawei. Đây có thể là suy nghĩ thiếu thực tế.

Thế giới ngày càng sử dụng nhiều chip silicon. Công nghệ bán dẫn hiện đứng ngang hàng với ngành hàng không vũ trụ, năng lượng và là một lĩnh vực có tầm quốc gia. Các công ty sẽ khó đứng ở cả hai phía và các chính phủ sẽ ngày càng quyết tâm nắm giữ bất kỳ lợi thế nào họ có.

Nguồn bài viết

Bài trướcSáu tháng đầu năm, giải quyết việc làm cho 540.000 lao động
Bài tiếp theoTỷ lệ chọi vào lớp 10 công lập ở Hà Nội