Chiến tranh ở Thung lũng Silicon nổ ra chỉ vì giáo chủ Elon Musk gọi người giàu nhất hành tinh Jeff Bezos là con mèo copy

Hai tỷ phú ở Thung lũng Silicon đang đối đầu từ những dòng tweet trên mạng xã hội đến cuộc đua bay vào không gian.

Ngày 25/6, Financial Times cho biết Amazon sẽ chi hơn 1,2 tỷ USD để mua lại Zoox, startup xe tự lái. Điều này đồng nghĩa Amazon sẽ
chính thức bước vào thị trường xe không người lái. Ngay lập tức, Elon Musk lên Twiter “cà khịa”, gọi Jeff Bezos là “con mèo copy”. Dòng trạng
thái được viết sau chưa đầy một tháng sau khi Musk thẳng thừng nói: “Đến lúc giải tán Amazon rồi. Độc quyền là việc sai trái”.

“Chiến tranh” giữa Musk và Jeff Bezos không chỉ xảy ra trên mạng xã hội. Nó còn được hiện thực bằng những khoản đầu tư, cạnh tranh ngoài đời
thực. Tháng 4, khi Internet vệ tinh của Musk đang được chú ý, Jeff thông báo dự định ra mắt một dịch vụ tương tự. Ngay lập tức, tỷ
phú gốc Nam Phi gọi đây là “đạo ý tưởng”.

Cuộc chiến tới các vì sao

Năm 2004, trong một bữa tối thân mật, Musk và Bezos đã trò chuyện với nhau về các đề tài kinh doanh, kỹ thuật tên lửa như hai người bạn. Lúc
này Bezos nắm trong tay công ty không gian thương mại Blue Origin được thành lập vào 2000. Công ty công nghệ thám hiểm không gian SpaceX của Musk
ra đời hai năm sau đó. Khi này, cả hai còn khá trẻ và mới bắt đầu kinh doanh.

“Về mặt kỹ thuật, rõ ràng anh ấy đã sai lầm. Tôi muốn cho Bezos vài lời khuyên, càng nhiều càng tốt nhưng hầu hết đã bị phớt lờ”, Musk kể
lại cuộc trò chuyện ngày hôm đó. Đây là những tín hiệu đầu tiên cho thấy sự bất đồng giữa hai tài năng trẻ. Tuy nhiên, hàng chục năm sau
đó, những xung đột này vẫn chỉ là vấn đề cá nhân và chưa được công chúng chú ý.

Elon Musk được ví như Iron Man ngoài đời thực nhưng lại hay xuất hiện với những phát ngôn gây tranh cãi. Ảnh: Linked in.

Mọi thứ trở nên ngột ngạt hơn khi hai công ty không gian bước vào cuộc cạnh tranh để thuê lại một bệ phóng tên lửa cũ. Năm 2011, khi NASA cho
tàu con thoi nghỉ hưu, bệ phóng 39A được xem xét đến việc bị tháo dỡ hoặc cho thuê lại. Cuối cùng, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ chọn phương án thứ
hai. Cùng thời điểm này, nhu cầu gia tăng các nhiệm vụ phóng tên lửa khiến SpaceX ngỏ lời thuê lại bệ phóng. Jeff Bezos đã nghe ngóng được tin
này và lập tức nhảy vào. Công ty Bezos thậm chí ngăn SpaceX thuê được 39A bằng cách tác động đến chính phủ. Musk đã rất tức giận và nói rằng đây
là hành vi sai trái, một chiến thuật cạnh tranh không đẹp.

Cuối cùng Musk cũng giành được hợp đồng với lời hứa “sẵn sàng chia sẻ nền tảng khởi động cùng NASA và các công ty tư nhân khác nếu thấy cần thiết”.
Ngày 14/4/2014, SpaceX và NASA ký hợp đồng cho thuê bệ phóng ở Cape Canaveral, Florida, trong thời hạn 20 năm. Cùng thời điểm này, hai tỷ phú đã
phát động một cuộc đua về các bằng sáng chế.

Jeff Bezos, người đàn ông giàu nhất thế giới cũng không kém những tai tiếng đời tư. Ảnh: CNBC.

Bezos xin cấp bằng sáng chế công nghệ để có thể chế tạo tên lửa tái sử dụng. Điều này cho phép ông chủ Amazon kiếm được hàng triệu USD từ các
đối thủ cạnh tranh có ý định dùng công nghệ tương tự. Musk tất nhiên không muốn trả khoản phí này và bước vào cuộc chiến phản đối sự độc quyền
này. Cuối cùng vào năm 2015, SpaceX đã thắng thế. Một “trận chiến” nổ ra ngay sau đó với những tweet gây hấn qua lại giữa hai tỷ phú.

Tháng 12/2019, Blue Origin phóng thành công tên lửa New Shepard, đẩy tàu không gian của công ty lên độ cao hơn 100 km. Tên lửa tái sử dụng này
đã bay lên vũ trụ 6 lần và hạ cánh an toàn. Bezos lên Twitter để ăn mừng sự kiện của mình. Ông đăng video ngắn về thời khắc tên lửa hạ cánh và
nói: “Tên lửa tái sử dụng đã quay về mặt đất, đây là ‘con thú’ hiếm nhất”. Không kiêng nể gì, Musk thẳng thắn bình luận bên dưới: Không phải
“hiếm”, tên lửa SpaceX Grasshopper 3 đã làm điều đó từ lâu”. Từ đó, tần suất “chiến tranh” giữa hai tỷ phú ngày càng trở nên gay gắt với tần suất
dày đặc hơn.

Tháng 2 năm ngoái, Bezos cũng từng lên tiếng chế giễu kế hoạch định cư trên sao Hoả của Musk trong một bài phát biểu rằng: “Làm ơn hãy lên
đỉnh Everest một năm và xem có thích ở đó không. Bởi vì so với sao Hoả, đó vẫn là một thiên đường”.

Đến tháng 4, khi Amazon công bố kế hoạch bắt đầu dự án Kuiper – mạng lưới Internet toàn cầu với 3.200 vệ tinh. Musk đã gõ thẳng cụm từ
“@JeffBezoscopy”, ám chỉ việc sao chép dự án vệ tinh Starlink của Elon Musk.

Một tháng sau, Bezos giới thiệu tàu vũ trụ mới của Blue Origin có thể mang 3,6 tấn vật tư lên mặt trăng. Nhiệm vụ sẽ được thực hiện vào năm
2024 cùng với những đoàn khách tham quan đầu tiên. Musk lập tức châm biếm trên Twitter rằng: “Đừng trêu tôi, Jeff”.

Cuối tháng 6, tên lửa Falcon Heavy du hành vũ trụ lần thứ ba, đưa cùng lúc 24 vệ tinh vào không gian. Cuộc chiến tưởng như đã ngã ngũ vào
tháng 5 khi tên lửa Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX đưa 2 phi hành gia Mỹ rời bệ phóng lên vũ trụ, mở ra kỷ nguyên mới
trong lĩnh vực du hành không gian thương mại. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2011, các phi hành gia Mỹ có thể bay lên vũ
trụ từ đất Mỹ.

Cuộc đua “không người lái”

Nhưng chỉ hơn một tháng sau, một “cuộc chiến” mới giữa Musk và Bezos lại nổ ra khi Amazon thâu tóm Zoox. Ở Thung lũng Silicon, Zoox cũng nổi
tiếng ngang ngửa startup Waymo của Alphabet, công ty mẹ Google.

“Oan gia ngõ hẹp” là khi Zoox và Tesla trước đó từng có hiềm khích với nhau. Năm ngoái, khi Musk tuyên bố đến giữa năm 2020, các mẫu xe tự lái
của Tesla sẽ không cần sự can thiệp của con người, tài xế không phải nhìn đường khi lái. Khi đó Jox Levinson, đồng sáng lập và là giám đốc kỹ
thuật của Zoox thẳng thừng khẳng định điều này là không thể. “Tôi nghĩ hệ thống lái xe tự động của Tesla chỉ hoạt động tốt nhất trên đường cao
tốc. Nếu Bezos đầu tư vào lĩnh vực này, mọi người sẽ tin tưởng hơn”, Levinson nói.

Chưa hết, tháng 3 năm ngoái, Tesla đã đệ đơn kiện 4 nhân viên cũ đang đầu quân cho Zoox. Công ty cáo buộc họ đã đánh cắp thông tin về hệ thống
WARP khi rời đi. 4 người này được cho là đã giúp sức cho “chủ nhân” mới hoàn thành việc phát triển, vận hành kho, hậu cần và kiểm kê.

Sau đó Zoox thừa nhận một số nhân viên đã gửi một số tài liệu bí mật của Tesla cho công ty. Theo thoả thuận giải quyết, Zoox phải trả cho công
ty của Elon Musk một khoản tiền bồi thường và phải chịu kiểm toán, đảm bảo họ không giữ lại thông tin bí mật nào của Tesla.

Nguồn bài viết

Bài trướcCó cầu hơn 300 tỷ, người dân hai bờ sông Kinh Môn không còn cảnh đợi đò
Bài tiếp theoCon tôm ‘ôm’ sò huyết, cứ 1ha lời 100 triệu