![]() Đề thi văn trong kỳ thi lớp 10 tại TP.HCM ngày 16.7
|
Ngạc nhiên vì đề thi có tính thời sự
Từ đó, tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên. Vì thời tôi học phổ thông cách đây khoảng 20 năm, đề thi ít có nội dung thời sự như vậy. Lúc đó, nội dung thi thường xoay quanh kiến thức trong sách giáo khoa, gần như rập khuôn năm này qua năm khác, ít cập nhật được kiến thức mới. Hình ảnh “ATM gạo” có mặt trong đề thi văn lần này làm tôi nhận ra đã có sự cải tiến lớn của ngành giáo dục. Đề thi giúp học sinh nắm bắt thời sự đang diễn ra trong xã hội xung quanh mình.
Cá nhân tôi cho rằng, hiện nay xã hội thay đổi rất nhanh chóng. Những kiến thức trong sách giáo khoa luôn phù hợp một phần, nhưng học sinh cũng cần được trang bị thêm kiến thức xã hội. Khi ra đời, hòa nhập vào xã hội, mỗi người luôn cần nắm bắt tình hình để suy nghĩ, nắm bắt, thực hiện công việc của mình.
![]()
|
Nhưng đề thi hay ở chỗ không chỉ giúp học sinh nắm bắt thời sự mà còn để học sinh trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình. Xoay quanh chuyện “ATM gạo”, học sinh có thể dựa trên nền tảng lập luận suy nghĩ của mình để nói lên đánh giá riêng của bản thân. Điều này rất quan trọng trong giáo dục.
Có vẻ anh rất tâm đắc khi đề thi cho học sinh trình bày suy nghĩ riêng của mình?
Đúng như vậy. Lúc đi học, điểm thi môn văn của tôi thường thấp. Trong lớp tôi thường giơ tay phát biểu rất nhiều, khoảng 30-40% câu hỏi của thầy cô. Nhưng đến khi làm kiểm tra và thi thì điểm thường không cao. Đa số lúc ấy làm văn là phải đủ ý trong đáp án, nếu nói suy nghĩ khác đáp án thì sẽ bị điểm thấp. Lúc ấy, nhiều khi tôi cũng thấy buồn vì mình suy nghĩ, phát biểu thì được thầy cô công nhận nhưng khi kiểm tra hay thi làm không đủ ý thì điểm thấp.
Yêu thương cũng cần sự sáng tạo và cách làm phù hợp. Không cần phải chờ đến khi có điều kiện, giàu có mới có thể làm từ thiện. Những bạn tình nguyện viên không đóng góp tiền bạc nhưng đóng góp công sức. Những cơ quan đoàn thể vừa qua cũng hỗ trợ chương trình cực kỳ to lớn. Như bên quân đội, thành đoàn phụ trách các điểm “ATM gạo”… đều có sáng kiến riêng rất hay, phù hợp với điều kiện từng địa điểm.
|
Đến khi tôi đi du học ở Úc thì điều “bất lợi” ấy trở thành lợi thế. Ở trường ĐH Úc, thầy cô chỉ là người hướng dẫn. Sinh viên có thể đọc sách, tham khảo từ website… rồi tự suy nghĩ, đưa ra đáp án của mình. Mỗi người có một đáp án riêng, thầy cô chỉ đưa ra các phương thức để tiếp cận kiến thức. Nhưng xây dựng nền tảng cho học sinh đến khi học ĐH như vậy là quá trễ. Cần phải để học sinh sáng tạo từ phổ thông. Đề thi cho phép học sinh sáng tạo nghĩa là giáo dục trong nhà trường cũng đã có thay đổi, tập trung cho học sinh sáng tạo chứ không rập khuôn.
![]() Anh Hoàng Tuấn Anh “cha đẻ” của “ATM gạo”
|
Tôi mong muốn thầy cô cứ tiếp tục phát huy sự sáng tạo theo diễn tiến trong thời điểm hiện nay. Chủ yếu thầy cô tạo cơ hội, hỗ trợ học sinh chứ không nên áp đặt học sinh theo suy nghĩ của mình. Điều này sẽ giúp học sinh có sự thành công trong tương lai mà không đi mãi trên lối mòn. Mỗi người sẽ có con đường riêng. Không bị rập khuôn, mỗi người sẽ có sáng tạo của riêng mình.
Sáng tạo và yêu thương
Như tôi không có nhiều tiền để làm từ thiện. Trong cả chương trình “ATM gạo”, thật ra tôi chỉ đóng góp 1% tổng số gạo. Tuy nhiên, mình là cầu nối giữa các mạnh thường quân với người khó khăn, để nhiều người khó khăn được hỗ trợ.
Yêu thương cũng cần sự sáng tạo và cách làm phù hợp. Không cần phải chờ đến khi có điều kiện, giàu có mới có thể làm từ thiện. Những bạn tình nguyện viên không đóng góp tiền bạc nhưng đóng góp công sức. Những cơ quan đoàn thể vừa qua cũng hỗ trợ chương trình cực kỳ to lớn. Như bên quân đội, thành đoàn phụ trách các điểm “ATM gạo”… đều có sáng kiến riêng rất hay, phù hợp với điều kiện từng địa điểm…
Cách đây 2 ngày, đề thi văn kỳ thi lớp 10 của TP.HCM lại nhắc đến “ATM gạo” đã gợi lại cho anh điều gì?