Cách hình thành thói quen đọc sách cho trẻ

Người Do Thái có mẹo nhỏ giúp trẻ yêu sách, họ bôi ít mật ngọt vào đầu quyển sách, trẻ sẽ lân la chơi với sách say sưa.

Theo con số thống kê của Tổ chức NOP World Culture Score, mỗi tuần người Ấn Độ đọc sách 10,7 giờ; Thái Lan 9,4 giờ; Trung Quốc 8 giờ; Nga 7,1 giờ; Australia 6,3 giờ; Mỹ 5,7 giờ; Anh 5,3 giờ; Nhật Bản 4,1 giờ; Hàn Quốc 3,1 giờ, còn người Việt Nam đọc trung bình mỗi năm 0,8 quyển sách.

Để hình thành thói quen đọc sách là việc làm không khó nhưng cũng không dễ. Thói quen này nếu hình thành ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của cuộc sống.

Tạo sự hứng khởi khi tiếp cận với sách

Người Do Thái có mẹo nhỏ giúp trẻ đến với sách một cách rất đơn giản, họ bôi ít mật ngọt vào đầu quyển sách, trẻ sẽ lân la chơi với sách say sưa. Việc còn lại của phụ huynh là chọn mua những quyển sách được in chất liệu tốt, nhà xuất bản uy tín.

Hình thành thói quen đọc sách

Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bố mẹ nên cùng bé đọc 1, 2 trang sách. Sau khi ăn cơm xong, bố mẹ cũng nên cùng con thảo luận một chủ đề trong sách. Thói quen mỗi ngày này dù chỉ kéo dài 10 – 20 phút (tương tự như chơi điện thoại, máy tính bảng) nhưng sẽ dần hình thành trong bé sự hứng thú, thói quen cũng như không nản lòng khi khám phá nội dung sách.

Cha mẹ cũng nên chú ý tăng dần thời gian đọc theo độ tuổi để bé có thể tìm hiểu những nội dung thú vị, sâu sắc hơn từ sách và tăng độ chú ý khi tìm hiểu kiến thức.

Bắt đầu với câu chuyện bé thích

Nếu con thích cá voi, bố mẹ nên tìm mua những quyển sách có sự hiện diện của cá voi (trong câu chuyện hoặc hình ảnh minh họa). Mặt khác, trẻ em nhận diện và ghi nhớ rất lâu những hình ảnh đem lại cảm xúc tốt đẹp. Vì vậy, bạn đừng bắt bé đọc những chủ đề có ích nhưng khô khan, bé sẽ sớm lảng tránh và mất dần tình yêu với sách.

Những chủ đề sách gắn bó với nhân vật, hình ảnh, câu chuyện trẻ yêu thích sẽ giữ chân các em lại với thói quen đọc. Mỗi khi nhắc đến sách, bé sẽ nhớ về cá voi, công chúa váy hồng, siêu nhân… và không bị cảm giác căng thẳng khi tương tác với sách.

Hãy tìm mua những quyển sách đầu đời theo chủ đề mà bé thích.

Hãy tìm mua những quyển sách đầu đời theo chủ đề mà bé thích.

Cha mẹ là tấm gương đọc sách cho trẻ

Nếu bố mẹ có thói quen đọc sách, trẻ sẽ xem bố mẹ là tấm gương và bắt chước theo những hình ảnh chúng thấy hàng ngày. Trẻ sẽ tự tìm hiểu xem cha mẹ đang làm gì mà rất say sưa, chăm chú. Khi đó, bạn có thể giải thích rằng bạn đang chơi một trò chơi thú vị và hỏi con có muốn chơi cùng không. Tiếp theo, bạn hãy cùng con đọc sách và bạn đọc sách cho con nghe. 

Tuy nhiên trong giai đoạn này, bạn chỉ nên đọc ít một để trẻ hình thành thói quen. Một món ăn mà hơi ít thì chúng cảm thấy thiếu thiếu và muốn ăn thêm mỗi ngày là bạn đã thành công. 

Hãy bắt đầu bằng một kệ sách nhỏ và biến kệ sách thành tài sản của bé, cho phép bé kết nạp thêm vào kệ những quyển mới hàng tuần hoặc hàng tháng

Hãy bắt đầu bằng một kệ sách nhỏ và biến kệ sách thành “tài sản” của bé, cho phép bé kết nạp thêm vào kệ những quyển mới hàng tuần hoặc hàng tháng.

Làm kệ sách

Nếu gia đình bạn không có kệ sách và không có sách mới, bé sẽ không có cơ hội làm quen với “người bạn sách” – khó hình thành thói quen đọc sách. Vì vậy, hãy bắt đầu với một kệ sách nhỏ cho bé, thậm chí, bạn có thể biến kệ sách thành “tài sản” của con, cho phép con kết nạp thêm vào kệ những quyển mới hàng tuần hoặc hàng tháng. Có sách đúng chủ đề yêu thích, sách luôn kề bên sẽ nhắc nhở con niềm vui đọc sách mỗi ngày.

Hiểu rõ tầm quan trọng của sách, mới đây Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã thực hiện nhiều dự án Thư viện thân thiện tại các trường học công lập ở nhiều tỉnh thành cả nước. Trong tháng 5, hơn 51.000 đầu sách đã được tặng cho 14 trường công lập ở Lâm Đồng. Đến tháng 8, ABBANK tiếp tục tặng hơn 53.000 đầu sách cho 10 trường tiểu học công lập ở Hải Phòng.

Thiếu không gian đọc sách tại trường cũng là nguyên nhân khiến tình yêu sách của bạn đọc trẻ và thiếu niên dần phai nhạt

Thiếu không gian đọc sách tại trường cũng là nguyên nhân khiến tình yêu sách của bạn đọc trẻ và thiếu niên dần phai nhạt.

Ngoài những đầu sách cập nhật, Thư viện thân thiện còn có đa dạng đầu sách khoa học phổ thông, sách kỹ năng cho trẻ, sách truyện cổ tích, khám phá môi trường, tâm lý, cuộc sống phù hợp với bạn đọc theo từng nhóm tuổi. Đặc biệt, ABBANK còn xây dựng không gian đọc có bàn thấp vừa tầm cho các em học sinh tiểu học, thảm xốp để các em ngồi hoặc nằm đọc sách và những vật phẩm học tập như bút màu, tập tô màu… để tương tác khi đọc.

Dự án Thư viện thân thiện của ABBANK với sự tư vấn từ tổ chức Room To Read còn có các hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh và phụ huynh như ngày đọc sách, các chủ đề thảo luận theo đúng thông điệp “Ươm mầm tương lai” mà dự án hướng đến, hay các buổi đào tạo về cách quản lý một thư viện đúng chuẩn dành cho thầy, cô giáo.

Mới đây, ABBANK và Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tổ chức buổi ký kết hợp tác để triển khai Dự án thư viện thân thiện cho 10 trường tiểu học công lập tại Hải Phòng

Mới đây, ABBANK và Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tổ chức buổi ký kết hợp tác để triển khai dự án Thư viện thân thiện cho 10 trường tiểu học công lập tại Hải Phòng.

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng giám đốc ABBANK chia sẻ: “Dự án Thư viện thân thiện là một công tác an sinh xã hội dài hơi của công ty nhằm lan tỏa những hiệu ứng tích cực của việc đọc sách đối với các em nhỏ và cộng đồng. Với thông điệp “Ươm mầm tương lai”, công ty mong muốn đồng hành cùng các em trên bước đường nâng cao tri thức, văn hóa và kỹ năng sống; giúp các em có thêm cơ hội tiếp cận với những đầu sách hay”.

Thế Đan

Nguồn bài viết

Bài trướcThanh khoản yếu, khối ngoại bán ròng khiến VN-Index “chìm” trong sắc đỏ
Bài tiếp theoGiúp tìm được việc làm không tốn phí | Giới trẻ