Các công ty điện xếp hạng tín nhiệm để dễ huy động vốn quốc tế

Các công ty điện xếp hạng tín nhiệm để dễ huy động vốn quốc tế

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Tổng công ty điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội), công ty con của Tập đoàn điện lực (EVN) vừa đánh giá xếp hạng tín nhiệm để chủ động hoàn toàn trong việc huy động vốn cho các dự án.

https://www.thesaigontimes.vn/
Các công ty điện lực, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, truyền tài đang tìm cách huy động vốn quốc tế thông qua các kết quả xếp hạng tín nhiệm. Ảnh:TL

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch và Ngân hàng thế giới World Bank vừa công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm mức BB (triển vọng ổn định) với EVN Hà Nội. Đây là mức xếp hạng tín nhiệm ngang bằng với xếp hạng quốc gia của Việt Nam và của công ty mẹ EVN. Mục đích của việc “đo, đếm” xếp hạng tín nhiệm là để tăng cường khả năng huy động tài chính thông qua các kênh tín dụng, nhất là trên thị trường vốn quốc tế, với việc phát hành trái phiếu dài hạn.

Chủ tịch HĐTV EVN Hà Nội, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng khẳng định, kết quả xếp hạng tín nhiệm để tổng công ty từng bước tự chủ hoàn toàn trong việc huy đọng vốn để tài trợ cho các dự án trong tương lai bằng cách tối ưu hóa cơ cấu nguồn vốn và đa dạng hóa nguồn huy động.

Theo Fitch, EVN Hà Nội được xếp hạng tín nhiệm ở mức BB là do vị thế thống lĩnh của doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối điện tại Hà Nội, với mạng lưới khách hàng đa dạng và ổn định, tài khoản phải thu ở mức thấp. Nếu EVN Hà Nội có thể duy trì được kết quả hoạt động tài chính và thiết lập những kết quả kết quả tốt về tự động hóa và cơ chế định giá điện độc lập, xếp hạng tín nhiệm riêng cho EVN Hà Nội có thể còn được nâng cao hơn nữa.

EVN Hà Nội cấp điện cho trên 2,5 triệu khách hàng tại Hà Nội năm trong năm 2019 với doanh số trên 40 ngàn tỉ đồng (tương đương doanh thu 1,7 tỉ đô la Mỹ), tốc độ tăng trưởng tiêu dùng bình quân của người sử dụng điện thủ đô là 10%/năm.

Cùng với công ty mẹ EVN, EVN Hà Nội là doanh nghiệp thống lĩnh trong lĩnh vực phân phối điện. Tuy nhiên, đầu tư vào ngành điện ngày càng đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhất là đầu tư vào lĩnh vực phân phối và truyền tải điện. Ngân hàng thế giới ước tính ngành điện cần huy động khoảng 10 tỉ đô la hàng năm, đến năm 2030 để đầu tư vào các chuỗi giá trị trong ngành này. Riêng EVN cần khoảng 5 tỉ đô la/năm.

Trong khi đó, Chính phủ ngày càng siết chặt bảo lãnh đối với các dự án đầu tư vào ngành điện và hiện bảo lãnh rất ít cho các doanh nghiệp truyền tải điện. Do đó, đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế để chuẩn bị cho các hoạt động huy động vốn trên thị trường quốc tế là bước đi cần thiết để các doanh nghiệp phân phối điện lực tiến dần ra thị trường điện cạnh tranh.
 



Nguồn bài viết

Bài trướcPhó thủ tướng yê‌u cầu thông xe các dự á‌n cao tốc Bắc
Bài tiếp theoDự báo xuất khẩu dệt may Việt Nam nửa cuối năm tiếp tụ‌c giảm từ 14-18%