Bình Định xin ‘giải cứ‌u’ titan tồn kho


Thông tin từ Sở Công thương tỉnh Bình Định cho biết cơ quan này cùng một số doanh nghiệp đã có báo cáo trình UBND tỉnh Bình Định, đề xuất kiến nghị Bộ Công thương gỡ khó cho việc xuất khẩu titan trên địa bàn.

Xem Video: Quảng Trị: Người dân phản đối doanh nghiệp phá rừng khai thác titan

Cụ thể từ năm 2018 đến nay, Bình Định còn tồn khoảng 450.000 tấn titan các loại, trong đó một số doanh nghiệp còn tồn kho hàng trăm ngàn tấn như Công ty TNHH Thành An (trên 101.000 tấn), Công ty TNHH Vạn Đại (gần 110.000 tấn). 

Ông Nguyễn Hoàng Sâm, phó giám đốc Công ty TNHH thương mại khoáng sản Tấn Phát, cho biết do thu‌ế xuất khẩu titan đến 30% (có loại lên đến 40%) khiến giá titan thương phẩm đội lên rất cao nên khó bán, hàng tồn đọng ngày càng nhiều. 

“Không chỉ phải trả lãi vay đầu tư sản xuất, doanh nghiệp còn chịu thêm chi phí thuê kho bãi chứa titan nên càng ngày càng khó hơn” – ông Sâm nói.

Theo bà Trần Ánh Tuyết – phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Định, trong khi nhu cầu tiêu thụ titan trên thế giới (chủ yếu Trung Quốc) giảm, nhiều nước cũng bắt đầu khai thác và xuất khẩu titan, rồi ảnh hưởng của dịc‌h Coѵīɗ-19 càng khiến hoạt động xuất khẩu titan của các doanh nghiệp thêm kh‌ó khă‌n hơn. 

“Trong khi đó, giấy phép xuất khẩu có thời hạn quá ngắn (1 năm), các doanh nghiệp bị đối tác nước ngoài ép giá. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị tăng thời hạn của giấy phép xuất khẩu lên để các doanh nghiệp có thêm thời gian thương lượng, làm việc với đối tác”, bà Tuyết đề xuất.



Sẽ rà soát việc khai thác chế biến quặng titan

Trả lời Tuổi Trẻ, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết các kiến nghị của doanh nghiệp xuất khẩu quặng titan đã được ghi nhận, Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép xuất khẩu quặng titan tồn kho (đến hết ngày 30-6-2020, theo khối lượng tồn kho thực tế của doanh nghiệp).

Bộ Công thương sẽ xά‌c định thời hạn xuất khẩu, sớm có văn bản hướng dẫn, đồng thời sẽ rà soát tổng thể quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan nhằm điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thăm dò, khai thác… đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường.



Nguồn bài viết

Bài trướcCà Mau: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt 98,98% | Giáo dục
Bài tiếp theoGrab và Klook giúp người dùng trải nghiệm du lịch trên smartphone | Công nghệ