BIDV triển khai sản phẩm tiết kiệm tích lũy

Sản phẩm tiết kiệm tích lũy của BIDV có lãi suất tốt, thủ tục đơn giản, tự động quay vòng, giúp khách hàng đủ tài chính thực hiện kế hoạch tương lai.

Từ 10/7, BIDV triển khai hai sản phẩm tiết kiệm tích lũy gồm: “Tích lũy bảo an” dành cho khách hàng cá nhân Việt Nam cư trú từ 15 tuổi trở lên và sản phẩm “Tích lũy lớn lên cùng yêu thương” dành cho khách hàng trẻ em Việt Nam dưới 15 tuổi, giao dịch thông qua người đại diện theo pháp luật.

Tiết kiệm tích lũy là hình thức gửi tiền tích lũy định kỳ mỗi tháng. Cụ thể, hằng tháng vào ngày đăng ký, khách hàng sẽ gửi một số tiền nhất định đã cam kết ban đầu vào tài khoản tích lũy mở tại BIDV.

Để mở tài khoản tiền gửi tích lũy, BIDV và khách hàng sẽ ký hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn một tháng và tự động gia hạn theo nhu cầu của khách hàng. Kỳ hạn này giúp khách hàng có thể chủ động hơn trong trường hợp cần rút vốn gấp.

Khách hàng được thực hiện đồng sở hữu và có thể sử dụng tiền gửi tích lũy để vay cầm cố theo quy định của BIDV từng thời kỳ.

Khách hàng được thực hiện đồng sở hữu và có thể sử dụng tiền gửi tích lũy để vay cầm cố theo quy định của BIDV từng thời kỳ.

Số tiền tiết kiệm tích lũy hằng tháng được thực hiện theo hợp đồng tiền gửi giữa khách hàng và BIDV, tối thiểu từ 100.000 đồng, trường hợp khách hàng muốn thay đổi mức tích lũy thì sẽ ký thêm phụ lục hợp đồng. Hằng tháng, hệ thống phần mềm sẽ tự động chuyển số tiền khách hàng đã đăng ký từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiền gửi tích lũy. Công nghệ này giúp khách hàng không cần phải đến quầy giao dịch, qua đó tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn cho khách hàng.

Sản phẩm tiền gửi tích lũy phù hợp với đa dạng nhu cầu khách hàng như tích lũy mua nhà, tích lũy mua xe, tích lũy đầu tư, tích lũy mua bảo hiểm, tích lũy cho con… Với giải pháp tài chính này, BIDV mong muốn hỗ trợ khách hàng xây dựng một kế hoạch tài chính vững vàng và tận hưởng niềm vui, thành quả đạt được trong tương lai.

Minh Anh

Nguồn bài viết

Bài trướcMáy tính Mac sẽ mở khoá bằng FaceID như iPhone
Bài tiếp theoE ngại nảy sinh mua bán chứng chỉ lao động qua đào tạo | Giáo dục