Ảnh hưởng dịc‌h Coѵīɗ-19 nhiều doanh nghiệp đồng loạt đóng cửa


Theo rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ tháng 4/2020 tỷ lệ doanh nghiệp tại Thanh Hóa bị ngừng hoạt động bắt đầu tăng, tăng 11,75% cùng kỳ do sức chống chịu của các doanh nghiệp đã đến ngưỡng.

Xem Video: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịc‌h Coѵīɗ-19 

XEM VIDEO CLIP: g9tSKkbkRfE


Không chỉ riêng gì tỉnh Thanh Hóa mà trên cả nước nhiều doanh nghiệp bị “đóng băng” sản xuất, rơi vào khó khăn, cho người lao động tạm thời nghỉ việc, giãn việc. Ảnh hưởng nặng nề nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn…

Số lượng doanh nghiệp tại Thanh Hóa giải thể, ngừng hoạt động chủ yếu là do khó khăn về tài chính. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các doanh nghiệp tiến hành các thủ tục giải thể.

Ông Nguyễn Hùng Sâm, Chủ doanh nghiệp tư nhân Hải Sâm cho biết: Thị trường tiêu thụ không có cũng là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể. Công ty hoạt động trong ngành sản xuất đã rất nhiều tháng nay không có đơn hàng, không tìm được thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp hầu như không hoạt động, mỗi tháng chỉ hoạt động ít hôm từ những đơn nhỏ lẻ.

Ông  Hoàng văn Khải, Phó chủ tịch xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc cũng cho biết: Tại cụm làng nghề chế tác đá Minh Tân hiện có hơn 200 hộ sản xuất, hơn 40 doanh nghiệp, 3 hợp tác xã hoạt động thế nhưng đến hiện tại do ảnh hưởng của dịc‌h Coѵīɗ-19 có đến 70% các nhà xưởng của các chủ cơ sở đều đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, khối lượng hàng hóa tồn kho rất lớn và không xuất bán đi đâu được. 

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 567 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 8,6% so với cùng kỳ (tăng 45 DN); có 44 doanh nghiệp giải thể, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới còn thấp so với kế hoạch.

Như vậy, những diễn biến phức tạp của dịc‌h Coѵīɗ-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Ước tổng nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay ước đạt 2.933,7 tỷ đồng, giảm 22,8% so với cùng kỳ.



Các doanh nghiệp giải thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch số 164/KH-UBND về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021. Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch là đào tạo khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mąп‌ɡ lưới tư vấn viên nhằm nâng cao kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh, chuyển giao kỹ thuật, ứng dựng công nghệ, xây dựng thương hiệu… giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững.

dịc‌h bện‌h Coѵīɗ-19 diễn biến phức tạp là một tình huống bất khả kháng, chưa nằm trong kế hoạch quản trị rủ‌i r‌o của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đây cũng là một “phép thử” để “đo” sức khỏe nội tại, khả năng ứng biến của các DN hiện nay. Sau khó khăn này, nhiều DN sẽ rút ra được những bài học, những kinh nghiệm trong quản trị điều hành, để biến “nguy” thành “cơ” trước những biến động của thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt.



Nguồn bài viết

Bài trướcĐề Toán thi tốt nghiệp THPT đợt hai
Bài tiếp theoCEO HTC Yves Maitre từ chức sau chưa đầy một năm | Công nghệ