HomeStartupBa lĩnh vực khởi nghiệp tiềm năng hậu Covid-19

Ba lĩnh vực khởi nghiệp tiềm năng hậu Covid-19

[ad_1]

Trong bối cảnh thế giới vẫn áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch, những lĩnh vực giàu tiềm năng phát triển sẽ là công nghệ, dịch vụ, tiện ích giúp cuộc sống hằng ngày của người dùng trở nên thuận tiện, an toàn hơn. Ngay khi Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu, nhiều mô hình khởi nghiệp đã xuất hiện giúp giải quyết những thách thức mà đại dịch này gây ra. Dưới đây là ba lĩnh vực hứa hẹn tiếp tục phát triển mạnh mẽ kể cả sau khi “cơn bão” Covid-19 đi qua.

Công nghệ giao dịch không tiếp xúc

Với những doanh nhân đang ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp, một trong những cơ hội lớn nhất đến từ bài toán giảm tiếp xúc, giảm rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Trong lĩnh vực bán lẻ, tài chính – ngân hàng, nhiều doanh nghiệp nâng cấp hệ thống giao dịch, cho phép người dùng sử dụng những phương thức thanh toán không tiếp xúc như chạm thẻ hoặc điện thoại vào máy POS. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn áp dụng mô hình khách hàng tự trả tiền, hoàn toàn không có thu ngân, như chuỗi cửa hàng Amazon Go.

Bà Laura Kennedy, chuyên gia phân tích lĩnh vực bán lẻ của CB Insights nhận định, các công nghệ giúp hạn chế tiếp xúc giữa người với người khi giao dịch sẽ là “miền đất hứa” cho startup. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã nắm bắt cơ hội. Chẳng hạn Vengo Labs ra mắt máy bán hàng thông minh ứng dụng điện toán đám mây, cho phép người dùng mua nhiều mặt hàng thiết yếu, kể cả phụ kiện di động và thanh toán trực tuyến. Trong khi đó quầy nhận đơn tự động của Valyant lại ứng dụng AI để tạo một “người phục vụ ảo” giúp người tiêu dùng đặt hàng thông qua điều khiển giọng nói.

Ki-ốt thông minh do Valyant phát triển có thể thay thế vai trò của người phục vụ tại cửa hàng bán lẻ. Ảnh: Valyant.

Ki-ốt thông minh do Valyant phát triển có thể thay thế vai trò của người phục vụ tại cửa hàng bán lẻ. Ảnh: Valyant.

Thực tế những mô hình sản phẩm và công nghệ nêu trên đều đã xuất hiện trong những năm qua, tuy nhiên phải đến khi Covid-19 bùng phát, bắt buộc cộng đồng phải hạn chế tối đa giao dịch trực tiếp, những công nghệ này mới có nhiều “đất diễn” và trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện tại và trong tương lai, theo bà Kennedy.

Chăm sóc sức khỏe từ xa

Tương tự, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe qua ứng dụng hoặc những dịch vụ yêu cầu hỗ trợ y tế khẩn cấp đã hình thành từ nhiều năm. Trong giai đoạn dịch bệnh, nhu cầu sử dụng những dịch vụ này tăng cao hơn bao giờ hết. Sự thuận tiện, an toàn và hạn chế tiếp xúc nơi đông người là những yếu tố giúp mô hình này thu hút người dùng. Số liệu từ IBISWorld cho thấy, chỉ trong vòng 6 tuần từ giữa tháng 2 đến tháng 4, tổng giá trị gọi vốn của các startup trong lĩnh vực này tại Mỹ đã đạt 190 triệu USD. Tổng doanh thu của ngành chăm sóc sức khỏe từ xa ước tính 3,2 tỷ USD, dự báo tăng 8,3% mỗi năm trong vòng 5 năm tới.

Lĩnh vực này khá rộng, bao gồm các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe cơ bản thông qua “trợ lý ảo” là ứng dụng di động; công nghệ bảo hiểm sức khỏe; dịch vụ đặt thuốc, gói khám chữa bệnh, dụng cụ y tế; các công nghệ cho phép bác sĩ thăm khám và điều trị từ xa… Các chuyên gia nhận định đây sẽ là một mô hình dịch vụ phổ biến của tương lai, không chỉ thu hút những đấu thủ mới với công nghệ đột phá, mà còn là nhu cầu thiết yếu trong việc mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của các tập đoàn lớn.

Chăm sóc sức khỏe từ xa là lĩnh vực hấp dẫn với cả startup và các tập đoàn lớn. Ảnh: iStock.

Chăm sóc sức khỏe từ xa là lĩnh vực hấp dẫn với cả startup và các tập đoàn lớn. Ảnh: iStock.

Công nghệ giáo dục

Một trong những lĩnh vực truyền thống nhất là giáo dục cũng buộc phải chuyển đổi số nhanh chóng trong đại dịch. Mô hình đào tạo trực tuyến được dự báo sẽ tiếp tục dẫn dắt lĩnh vực này, kể cả khi các lớp học truyền thống được phép mở lại, theo CB Insights. Số liệu của Rootstrap cho thấy từ tháng 3 đến tháng 7, doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ giáo dục (edtech) tăng hơn 300%. Điển hình, Oustschool, một startup cung cấp khóa học trực tuyến cho trẻ và thiếu niên dưới 18 tuổi, đã đón nhận hơn 37.000 học viên mới chỉ trong hai tuần cuối tháng 3.

Mô hình phổ biến bao gồm các nền tảng cho phép giáo viên soạn giáo án và theo dõi tiến độ học tập, dịch vụ gia sư trực tuyến, các công cụ hỗ trợ như game toán học hay các khóa học online (MOOCs) ngày càng phát triển cho cho các bậc học cao.

Một học viên tham gia học trực tuyến với ứng dụng Byju (Ấn Độ). Ảnh: Kosaku Mimura/Nikkei Asia.

Một học viên tham gia học trực tuyến với ứng dụng Byju (Ấn Độ). Ảnh: Kosaku Mimura/Nikkei Asia.

Bên cạnh đó lĩnh vực này vẫn tồn tại những vấn đề chưa được giải quyết, chẳng hạn làm thế nào để duy trì tương tác và động lực học tập cho học viên online, làm thế nào để đảm bảo nền tảng vận hành mượt mà và giảm thiểu nghẽn mạng, làm thế nào để đảm bảo tính bảo mật, riêng tư… Những câu hỏi này lại tiếp tục mở ra những cánh cửa mới lôi kéo startup tìm lời giải thông qua công nghệ và đột phá sáng tạo, trong giai đoạn bình thường mới.

Khánh Anh (theo Inc.)

[ad_2]

Source link

Xem nhiều

spot_img