Cụ thể, Tập đoàn Yeah1 (YEG) công bố quyết định Hội đồng quản trị (HĐQT) triển khai phương án bán 1,77 triệu cổ phiếu quỹ, phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Thời gian giao dịch chờ công bố sau khi được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Mục đích bán cổ phiếu quỹ của Yeah1 là bổ sung nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển.
Đây là lượng cổ phiếu quỹ
Yeah1 mua vào năm 2019 để hỗ trợ giá sau sự cố Youtube ngừng hợp tác với công ty. Với mức giá bình quân mua khoảng 80.000 đồng/cổ phiếu, tổng cộng Yeah1 đã chi ra 141,6 tỉ đồng cho hoạt động mua lại cổ phiếu. Hiện tại, cổ phiếu Yeah1 đang được giao dịch ở vùng giá 51.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 37,5% so với giá mua cổ phiếu quỹ của tập đoàn. Như vậy, nếu bán hết số cổ phiếu quỹ nói trên, Yeah1 sẽ bị lỗ khoảng 761 tỉ đồng. Theo Báo cáo
tài chính 6 tháng đầu năm 2020,
Yeah1 đã sử dụng thặng dư vốn 307,7 tỉ đồng để xóa lỗ nhưng đến hết tháng 6.2020, tập đoàn vẫn còn khoản lỗ lũy kế 560 triệu đồng.
Hãng hàng không Vietjet (VJC) đầu tháng 8 cũng thông báo sẽ chào bán hết hơn 17,77 triệu cổ phiếu quỹ đang có. Công ty cho biết căn cứ vào tình hình hoạt động hiện tại, cần tăng lượng tiền mặt nắm giữ, HĐQT thông qua việc chuyển nhượng số cổ phiếu quỹ này cho nhà đầu tư chiến lược nhằm cơ cấu lại nguồn vốn, đảm bảo huy động vốn một cách linh hoạt, tối ưu hóa bảng cân đối tài chính của công ty và tăng trưởng lợi nhuận. Hiện VJC giao dịch quanh mức 100.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, số cổ phiếu quỹ
Vietjet chuyển nhượng cho nhà đầu tư chiến lược có giá trị khoảng 1.777 tỉ đồng. Số
cổ phiếu quỹ nêu trên được Vietjet mua vào từ giữa năm 2019 với giá bình quân 132.063 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng số tiền bỏ ra là 2.347 tỷ đồng. Như vậy, Vietjet sẽ lỗ 570 tỉ đồng trong thương vụ cổ phiếu quỹ này.
Tương tự,
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – PLX) rao bán 13 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số hơn 88 triệu cổ phiếu quỹ đang sở hữu thông qua giao dịch khớp lệnh trên sàn từ ngày 27.8 – 25.9. Mục đích bán cổ phiếu quỹ được công bố để bổ sung nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển. Trước đó trong tháng 6, tập đoàn này cũng đã bán 15 triệu cổ phiếu quỹ với mục đích tương tự.
Trong đợt rao bán này của PLX, Eneos Corporation – công ty con của Công ty TNHH tư vấn và Holding JX Nippon Oil & Energy Việt Nam, hiện là cổ đông lớn của Petrolimex – đăng ký mua hết 13 triệu cổ phiếu PLX. Hiện ông Toshiya Nakahara là thành viên HĐQT của Petrolimex cũng là lãnh đạo cấp cao của Eneos Corporation.
Tuy nhiên, ngược với Yeah1, Petrolimex sẽ không bị lỗ mà còn thu được lãi cao khi số
cổ phiếu quỹ được mua chủ yếu trong năm 2016 trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán với giá chỉ xoay quanh mệnh giá. Hiện cổ phiếu PLX đang giao dịch xoay quanh 52.000 đồng/cổ phiếu và nếu bán hết 13 triệu cổ phiếu quỹ nói trên, Petrolimex sẽ thu được 676 tỉ đồng để đưa vào kinh doanh..