Vietbank miễn giảm nhiều loại phí giao dịch cho doanh nghiệp

Ngân hàng miễn phí mở, quản lý tài khoản, ưu đãi lãi suất, miễn phí giao dịch từ 6-12 tháng cho khách hàng doanh nghiệp.

Chương trình triển khai từ ngày 20/8 đến hết 31/12. Theo đó tất các khách hàng doanh nghiệp mới mở tài khoản thanh toán tại Vietbank sẽ có cơ hội tham gia gói kim cương và vàng.

Cụ thể khi tham gia gói kim cương, phí tham gia từ một triệu đồng mỗi tài khoản, khách hàng sẽ được miễn phí 200 giao dịch đầu tiên hoặc phí giao dịch trong 12 tháng liên quan đến dịch vụ tài khoản và ngân quỹ. Với doanh nghiệp tham gói vàng, phí tham gia từ 500.000 đồng một tài khoản, nhà băng miễn phí 100 giao dịch đầu tiên hoặc phí giao dịch trong 6 tháng liên quan đến dịch vụ tài khoản và ngân quỹ.

Ngoài ra, doanh nghiệp hiện hữu có tiền gửi không kỳ hạn (CASA) bình quân 6 tháng đầu năm từ 100 triệu đồng trở lên và số dư tài khoản thanh toán thời điểm 30/6 lớn hơn hoặc bằng 100 triệu đồng sẽ hưởng ưu đãi lãi suất. Ngân hàng còn miễn phí giao dịch tài khoản tại quầy và internet banking, giảm 50% các loại phí thanh toán quốc tế (không thấp hơn mức tối thiểu).

Khách hàng liên hệ hotline 18001122 hoặc truy cập website để biết thêm thông tin chi tiết.

Khách hàng liên hệ hotline 18001122 hoặc truy cập website để biết thêm thông tin chi tiết.

Trước đó, Vietbank đã triển khai nhiều ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng trong Covid-19. Cụ thể, ngân hàng giảm lãi suất và miễn giảm phí cho doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, vận tải, kho bãi, vui chơi giải trí, nông nghiệp, miễn phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Từ ngày 1/4, Vietbank miễn toàn bộ phí đăng ký, phí thường niên, phí quản lý tài khoản và giảm phí chuyển khoản liên ngân hàng từ 11.000 đồng xuống còn 2.200 đồng, áp dụng cho các giao dịch giao dịch từ hai triệu đồng trở xuống.

Thanh Di

Nguồn bài viết

Bài trướcXuất khẩu gỗ và lâm sản tăng trưởng tốt bất chấp tác động bất lợi từ dịc‌h Coѵīɗ-19
Bài tiếp theoThành tích ảo trong nghiên cứu khoa học: Các trường đại học Việt Nam có thể đang bị ‘ăn thịt’ | Giáo dục