Sáng 30/5, Huyện ủy- HĐND- UBND huyện lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương để trao đổi thông tin tuyên truyền về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2020.
Quanh cảnh buổi gặp mặt.
Xem Video: Vải thiều Việt Nam không “ngán” quy định của Trung Quốc
Theo báo cáo của UBND huyện lục Ngạn, năm 2020, huyện duy trì gần 15,3 nghìn ha vải thiều, trong đó vải chín sớm khoảng 2 nghìn ha. Do thời tiết không thuận lợi nên tỷ lệ vải ra hoa chỉ đạt khoảng 65% diện tích. Diện tích vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP đạt 11 nghìn ha, GlobalGAP khoảng 100 ha.
Dự báo, sản lượng đạt trên 85 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18- 20 nghìn tấn. Hiện toàn huyện đã thu hoạch, tiêu thụ được khoảng 415 tấn vải chín sớm, giá bán ở mức cao, trung bình từ 30-35 nghìn đồng/kg… Vải chính vụ thu hoạch từ giữa tháng 6 tới.
Đến nay, đã có 3 doanh nghiệp đăng ký mã vườn trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, gồm: Công ty A.meii, Công ty Chánh Thu và Công ty Xuất nhập khẩu Toàn Cầu.
Phóng viên Báo Văn hóa nêu câu hỏi.
Tại buổi gặp mặt, đại diện một số cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh như: Báo Bắc Giang, Người đại biểu nhân dân, Báo Dân trí, Văn hóa… nêu một số câu hỏi về giải pháp việc xúc tiến thương mại, khơi thông luồng giao thông vận chuyển, hàng hóa và tổ chức các tour du lịch… trong mùa vải chín.
Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện lục Ngạn chia sẻ, để bảo đảm việc đóng gói, thu mua, xuất khẩu vải sang Nhật Bản, Công ty Toàn Cầu lắp đặt dây chuyền khử trùng, xông hơi vải thiều với công suất 20 tấn/ngày, bảo quản lạnh giữ được 60 ngày. Đồng thời, Công ty này cũng tiêu thụ 30 tấn vải ép nước đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Cùng đó, lục Ngạn đã phát triển, xây dựng các phương án du lịch mùa vải thiều và mùa cây có múi. Để xây dựng các tour, tuyến tham quan, huyện đã phối hợp với các sở, ngành tỉnh, DN du lịch xây dựng tour du lịch miệt vườn. Tuy nhiên trong mùa vải thiều thời tiết nắng nóng nên khó thu hút khách.
Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện lục Ngạn trả lời các ý kiến tại buổi gặp mặt.
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo UBND huyện lục Ngạn cho biết, tuyến QL31 chạy qua địa bàn là tuyến huyết mạch nhưng lại không được duy tu sửa chữa lớn nên gây khá nhiều khó khăn cho việc vận chuyển tiêu thụ vải. Hiện nay, trung bình mỗi ngày có 2 nghìn lượt xe chạy qua tuyến này, vào vụ thu hoạch vải thiều có tới 10 nghìn xe đi lại trong ngày. Vì thế, ông La Văn Nam mong các cơ quan báo chí sớm phản ánh để Chính phủ sớm có kế hoạch cho xây dựng, nâng cấp tuyến đường này. Ngoài ra, huyện cũng chủ động nâng cấp sửa chữa một số tuyến nhánh khác, bảo đảm việc vận chuyển tiêu thụ vải thiều thuận lợi, đặc biệt là các tuyến nhánh sang tỉnh bạn Lạng Sơn, dẫn đến các cửa khẩu với Trung Quốc và tuyến nhánh kết nối với tỉnh lộ 293 đi về Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hải Dương.
Các đại biểu tham quan vùng vải sớm tại thôn Cầu Meo, xã Nam Dương.
Trả lời câu hỏi, liệu sản phẩm vải thiều của lục Ngạn có thể xuất khẩu sang Nhật được không, ông Nam cho biết, huyện và tỉnh đã phối hợp rất tốt với phía Nhật Bản, tuy nhiên do dịch Coѵīd- 19 diễn biến phức tạp nên đầu tháng 6, chuyên gia Nhật mới sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát việc đóng gói thu hoạch vải.
Về việc hạn chế việc ép lùi cân, ông Nam cho biết, đây là giao dịch thương mại bình thường, Pháp Luật chưa cấm. Bên cạnh đó, huyện cũng tích cực tuyên truyền vận động nhân dân sản xuất vải tốt nhất về chất lượng (đồng đều mẫu mã) để thương lái thu mua không phải trừ lùi cân; đồng thời, tuyên truyền các thương nhân thu mua thực hiện việc không trừ lùi cân, ép giá, bảo đảm văn mình trong tiêu thụ vải thiều.
Được biết, hiện tại các cơ sở sản xuất hàng hóa phụ trợ như: Đá cây, thùng xốp, điểm thu mua cũng đang nhộn nhịp “vào mùa”, bảo đảm cho một mùa thu hoạch vải thiều thắng lợi.
Trong khuôn khổ buổi gặp mặt, huyện lục Ngạn đã tổ chức đưa các phóng viên của cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đi tham quan, thâm nhập thực tế tại một số nhà vườn tiêu biểu ở xã Tân Mộc và Nam Dương.