Hiện nay, dọc theo các tuyến kênh trên địa bàn xã Vĩnh An, huyện Châu Thành (An Giang) và các địa phương lân cận, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh bà con nông dân bắt “ốc đắng” bán cho thương lái, kiếm trên nửa triệu đồng mỗi ngày.
Nhiều hộ dân các huyện Châu Phú, Châu Thành của tỉnh An Giang có thêm nguồn thu nhập không hề nhỏ với nghề bắt ốc đắng trên kênh, rạch…
Xem Video: bắt ốc đắng giúp nông dân có thêm thu nhập
XEM VIDEO CLIP: 8i4oFhh6qm8
Ốc đắng là loài động vật thâm mềm sinh sôi nảy nở rất nhiều ở các sông, kênh, rạch miền Tây. Đặc biệt người dân Đồng bằng sông Cửu Long rất quen thuộc với loài ốc đắng này. Và ốc đắng là loài trở thành đặc sản của nhiều người dân vùng sông nước miền Tây.
Nhiều hộ dân các huyện Châu Phú, Châu Thành của tỉnh An Giang có thêm nguồn thu nhập không hề nhỏ với nghề bắt ốc đắng trên kênh, rạch…
Tận dụng những chiếc bao cũ đã qua sử dụng hay những “tàu dừa”, hằng ngày, anh Nguyễn Văn Phong, 35 tuổi, ngụ xã Bình Phú, huyện Châu Phú (An Giang) cùng vợ rong ruổi trên những nhánh sông trên địa bàn xã Vĩnh An, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành và xã Bình Phú, huyện Châu Phú để mưu sinh bằng nghề bắt ốc đắng.
Theo anh Phong, bắt ốc đắng là nghề “Làm chơi nhưng ăn thiệt”. Bởi nghề này cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần một chiếc xuồng và dàn “lưới” để giăng ốc là thu được “chiến lợi phẩm” rất cao.
Nói là “lưới” để bắt ốc đắng, nhưng kỳ thực nó gồm những chiếc bao cũ, bao rách đã qua sử dụng hay những tàu dừa được buộc với sợi dây cố định. Sau một đêm, những con ốc đắng bắt đầu bám vào các bao cũ, tàu dừa ấy, người giăng sẽ thu hoạch khá nhiều.
Anh Nguyễn Văn Phong, 35 tuổi, ngụ xã Bình Phú, huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: “Nghề bắt ốc đắng này, thấy vậy chứ cũng khỏe lắm. Người bắt chỉ ngồi trên xuồng rồi cứ kéo tàu dừa lên là bắt ốc đắng. Mỗi ngày 2 vợ chồng tui bắt được khoảng 60kg ốc đắng. Ốc đắng bắt được, thương lái đến tận nhà cân mỗi ký giá bán 11.000 đồng, cũng kiếm trên 600 ngàn đồng/ngày”.
Ốc đắng miền Tây thời gian gần đây trở thành đặc sản. Ảnh: TL.
Tận dụng thời điểm nông nhàn anh Lê Văn sản, 32 tuổi, cùng ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành (An Giang) cũng bày tỏ niềm vui và phấn khởi, khi mỗi buổi chiều chiếc võ lãi của anh chở ốc đắng bắt được.
Anh sản nói: “Ở quê mà, nhờ có nghề bắt ốc đắng này mà hàng ngày thu nhập cũng kha khá, từ đó góp phần trang trải trong cuộc sống. Nghề bắt ốc đắng này, dễ làm lắm”.
Có thể thấy rằng thiên nhiên đã ban tặng cho người dân vùng sông nước miền Tây nhiều sản vật như: cá, tôm, cua, ốc… Với những lợi thế ấy, người dân vùng sông nước luôn sáng tạo những cách đánh bắt và khai thác có hiệu quả, từ đó góp phần tạo thêm nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống kinh tế gia đình.