Trực tiếp: Lựa chọn hướng vào ĐH phù hợp với điểm thi | Giáo dục

Chương trình được phát sóng trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.

Chuyên gia tư vấn tham dự chương trình gồm:

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM;
Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn;

Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;

Thạc sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc tuyển sinh – truyền thông Trường ĐH Tân Tạo;

Thạc sĩ Trần Phán Lịnh, Tổ trưởng Tổ công tác tuyển sinh Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM;

Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Văn Hiến.

Một thí sinh hỏi: Em được 22 điểm khối A1. Nếu đăng ký ngành tài chính – ngân hàng thì cơ hội việc làm cao không? Mức điểm chuẩn ra sao?

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ: Ngành này truyền thống và nổi tiếng nhất của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, đã đào tạo 45 năm. Hiện nay, chỉ có 44 ngân hàng thương mại nhưng lại có hơn 10.000 chi nhánh và điểm giao dịch, thu hút khoảng 300.000 lao động. Nếu chỉ tính mức tăng bình quân 5-10%, nhân sự nghỉ hưu, chuyển việc thì quy mô tuyển dụng rất lớn. 

Bạn có 22 điểm thì với ngành tài chính – ngân hàng tại trường, điểm chuẩn năm 2019 chương trình chính quy là 21,75, chất lượng cao là 20,15, ngành bảo hiểm tài chính ngân hàng chương trình liên kết song bằng là 16 điểm.

Bạn có thể chọn NV1 ngành này ở trường yêu thích nhất, sau đó ngành này ở trường khác. Bạn cũng cần cân nhắc mức học phí các chương trình ở mỗi trường.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên: Thường thí sinh lo lắng vì có mức điểm cảm thấy không an toàn. Các trường sẽ công bố mức điểm nhận hồ sơ vào ngày 18.9, nên sau đó các thí sinh hãy cân nhắc về mức điểm trúng tuyển. Nếu các em không tìm hiểu kỹ thì rất khó, vì không có tiêu chí nào là chắc chắn.

Các bạn nên xem xét điểm chuẩn trúng tuyển các năm trước của các trường và mức điểm của mình, chỉ điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết.

Trước khi điều chỉnh cần có sự tham chiếu, tìm hiểu từ nhiều người đi trước. Và các bạn nên lưu ý là chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất nên phải ưu tiên ngành mình thích nhất lên số 1.

Nếu điểm thấp có nên điều chỉnh nguyện vọng không thì theo tôi là không nên vì điểm thấp rất khó trúng tuyến, các em nên sử dụng phương thức khác để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành mình yêu thích.

 

Bạn đọc hỏi: Muốn thay đổi tổ hợp môn hay mỗi ngành 1 tổ hợp môn có được không?

Thạc sĩ Hồ Thanh Tình: Nếu ban đầu thí sinh đăng ký một ngành với 1 tổ hợp môn. Khi chỉnh sửa nguyện vọng, các bạn có thể thay đổi tổ hợp môn khác. Nếu như đăng ký thêm tổ hợp môn cho ngành học thì phải đăng ký bằng giấy, gửi tại các trường THPT.

 

Một thí sinh hỏi: Thời điểm này nên lưu ý gì, chỉnh sửa nguyện vọng thế nào để có cơ hội trúng tuyển cao nhất?

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ: Về mốc thời gian, Bộ GD-ĐT đã có thông báo cụ thể, có 2 cách để chỉnh sửa nguyện vọng. Điều chỉnh online chỉ có thể thay đổi nguyện vọng, trường chứ không được tăng số lượng nguyện vọng. Điều chỉnh bằng giấy có thể tăng số lượng nguyện vọng, quay lại trường THPT nộp, nộp phí 30.000 đồng/nguyện vọng.

Các bạn được đăng ký số lượng nguyện vọng không giới hạn nhưng chỉ được chọn 1 nguyện vọng để trúng tuyển. Các nguyện vọng bình đẳng như nhau.

Vì vậy, các bạn nên sắp xếp theo thứ tự nguyện vọng mong muốn học nhất ở trước. Bạn có thể cân nhắc nhiều trường, nhiều ngành, nhiều chương trình khác nhau để gia tăng cơ hội trúng tuyển cho mình.

Bạn Nguyễn Bình Ba (Q.2) hỏi: Ngành khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm thì có khác nhau không? Thích lập trình trên điện thoại thông minh mà mức điểm 20 với khối D thì nên học ngành nào?

Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Các bạn hay nhầm lẫn giữa công nghệ thông tin và khoa học máy tính, 2 ngành này khác nhau.

Đối với Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn thì có ngành khoa học máy tính với 4 chuyên ngành có thể lựa chọn.

Nếu bạn thích lập trình trên điện thoại thông minh thì nên học ngành kỹ thuật phần mềm. Cơ hội nghề nghiệp của khối ngành công nghệ thông tin khá cao. Đây là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, giới trẻ sử dụng điện thoại thông minh nhiều nên ngành này lại càng triển vọng.


Lựa chọn hướng vào ĐH phù hợp với điểm thi - ảnh 1

Thạc sĩ Cao Quảng Tư

Năm nay là năm đầu tiên trường có học bổng tài năng công nghệ thông tin dành cho thí sinh chọn vào ngành này. Nếu bạn có điểm kỳ thi THPT trên 22 điểm hoặc 750 điểm trở lên đối với kỳ thi đánh giá năng lực thì có cơ hội chọn 10 suất học bổng…

Bạn Nguyễn Ánh Nguyệt (TP.HCM) hỏi: Em đọc báo thấy điểm trung bình khối B năm nay gần như cao nhất trong các khối. Để vào học các trường như: ĐH Y Dược TP.HCM, Y khoa Phạm Ngọc Thạch phải đạt 28 điểm trở lên. Trong khi em chỉ đạt được 23.75 điểm. Em vẫn mong muốn học ngành y. Em có thể chỉnh sửa nguyện vọng như thế nào để học ngành này?

Thạc sĩ Hồ Thanh Tình: Năm ngoái, điểm chuẩn ngành y khoa của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là 23 điểm. Điểm của bạn chưa hẳn đã an toàn. Vì vậy, bạn có thể đăng ký xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT theo NV1 vào trường, sau đó xét NV2, NV3… vào các trường khác có ngành y khoa. Cùng lúc, bạn có thể chọn xét tuyển thêm phương thức học bạ ngành y khoa. Chỉ tiêu trường dành cho ngành y khoa theo phương án học bạ là 100. Trường xét 5 đợt nhưng chưa có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển. Trường sẽ xem xét, nếu còn chỉ tiêu sẽ tiếp tục xét tuyển học bạ sắp tới. Các bạn cần theo dõi thông tin để đăng ký.

Điều kiện để xét học bạ ngành y khoa là: học lực giỏi, điểm trung bình theo tổ hợp môn phải đạt 8.3 điểm (theo điểm lớp 12 hoặc 3 năm THPT).

Một bạn đọc hỏi: Xét khối D nhưng điểm em chỉ được 18,5 điểm thì trúng được những ngành nào?

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên: Thời điểm này không thể trả lời chắc chắn được, vì còn căn cứ vào lượng hồ sơ của các bạn thì mới đưa ra mức điểm chuẩn chính xác.

Em nên xem lại mức điểm chuẩn của các năm trước. Tôi khuyên bạn nên chọn thêm phương thức xét học bạ để an tâm hơn. Với mức điểm này, bạn cũng không nên đứng núi này trông núi nọ mà chọn ngay phương thức cho mình để tránh lo lắng.

 * Hoàng Hiền (TP.HCM): Em muốn học ngành kinh doanh quốc tế. Em thi 24 điểm khối A. Theo phân tích điểm khối A rất cao. Em nộp hồ sơ trường nào có cơ hội trúng tuyển cao nhất?

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ: Hiện nay có 2 ngành có mã ngành khác nhau là kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế. Kinh tế quốc tế thiên nhiều về phân tích chính sách thương mại quốc tế, tài chính quốc tế. Kinh doanh quốc tế thiên nhiều về nghiệp vụ như xuất nhập khẩu, logistic, kỹ thuật, ngoại thương…

Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đào tạo kinh tế quốc tế, theo định hướng giúp sinh viên có nền tảng về kinh tế học, phân tích, hoạch định chính sách thương mại. Đồng thời trường cũng đào tạo nhiều môn học về thanh toán quốc tế, ngoại thương, xuất nhập khẩu… để sinh viên có thể ra trường làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Điểm chuẩn ngành kinh tế quốc tế của trường năm 2019 là 22,8 điểm. Trong khi, năm 2018 điểm chuẩn chỉ là 20.6. Với mức điểm 24 này, nếu thật sự quan tâm ngành này tại trường thì có thể đăng ký NV1 vào trường để học. Bạn cũng có thể xem xét nhiều trường khác đào tạo ngành này…

Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Hiện tại các bạn đang lo lắng điểm chuẩn cao hay thấp, vì mặt bằng chung là điểm thi năm nay cao. Các bạn nên nhớ các trường có nhiều thay đổi phương thức tuyển sinh, chúng ta có nhiều lựa chọn.

Đối với xét học bạ, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn cũng có những thay đổi so với các năm là tăng cường xét học bạ của 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 năm 12).

Hiện nay, các bạn nên xem lại điểm chuẩn của các năm, và xem các dự báo khoa học nhất, những bài phân tích khoa học và rõ ràng chứ đừng nghe người ta nói, người ta đồn và người ta xúi.

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên: Theo phổ điểm năm nay, phổ điểm từ 18-23 là phổ biến, đồng nghĩa với sự cạnh tranh rất cao nên các bạn cần lưu ý.


Lựa chọn hướng vào ĐH phù hợp với điểm thi - ảnh 2

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên

Các trường sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Nhưng các bạn lưu ý là dù chọn theo phương thức nào thì cũng sẽ học như nhau, không có sự phân biệt. 

 

Thạc sĩ Hồ Thanh Tình: Điểm chuẩn phụ thuộc chỉ tiêu và lượng hồ sơ thí sinh đăng ký vào trường. Nhưng các bạn có thể xem điểm chuẩn các trường qua các năm để làm cơ sở.

Năm nay, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 4 phương án xét tuyển chính. Năm nay, điểm chuẩn có thể cao hơn 1-2 điểm so với năm ngoái.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ: Năm nay Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tuyển sinh 3 chương trình: ĐH chính quy, chính quy chất lượng cao và quốc tế song bằng.

Về cơ bản, chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay không có thay đổi nhiều so với năm trước.


Lựa chọn hướng vào ĐH phù hợp với điểm thi - ảnh 3

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ

Điểm chuẩn phụ thuộc mặt bằng điểm chung từng năm, chỉ tiêu từng trường, số lượng thí sinh đăng ký từng trường, ngành mỗi năm. Vì thế, điểm chuẩn mỗi trường, mỗi ngành khác nhau. Thậm chí, trong một trường, điểm chuẩn ở chương trình chính quy, chất lượng cao… của 1 ngành cũng khác nhau. Điểm chuẩn chỉ có thể nói khi xét tuyển xong.

Riêng tại trường, điểm sàn đã công bố ngay từ đầu khi có đề án tuyển sinh. Đó là 16 điểm cho tất cả các ngành, chương trình. Cho đến nay chưa có thay đổi.

Mặc dù nhìn chung điểm tổ hợp môn thi năm nay có xu hướng tăng nhưng mỗi môn trong tổ hợp có mức độ điểm khác nhau. Chẳng hạn, năm nay môn tiếng Anh thấp hơn các môn khác… 

Chào mừng các bạn đến với chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Xét tuyển vào các trường ĐH với chủ đề “Lựa chọn hướng vào đại học phù hợp với điểm thi”.

Thưa quý vị và các bạn, đến thời điểm này, thí sinh dự thi THPT đợt 1 đã biết điểm thi. Với mức điểm hiện có của mình, thí sinh nên lựa chọn như thế nào để cơ hội đậu ĐH cao nhất?

Chương trình hôm nay với chủ đề “Lựa chọn hướng vào đại học phù hợp với điểm thi”, sẽ giúp các em có được những thông tin quan trọng để đưa ra lựa chọn phù hợp và đúng đắn cho mình.

Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và kênh YouTube báo Thanh Niên. 

Chương trình gồm 2 phần, phần 1 có chuyên gia đến từ các trường: 

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc TT Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM

Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn


Lựa chọn hướng vào ĐH phù hợp với điểm thi - ảnh 4

Khách mời tham gia phần 1

 




Nguồn bài viết

Bài trướcBán hàng xách tay không hoá đơn bị phạt 200 triệu đồng
Bài tiếp theoSamsung bán nhà máy LCD cho Trung Quốc