Trồng cây Thanh Trà chuẩn VietGAP, nông dân thu nhập 300 triệu/ha


Mô hình trồng cây Thanh Trà quy mô tập trung và ứng dụng KH&CN đảm bảo an toàn thực phẩm đang mang lại hiệu quả cho người dân xã Phong Thu (huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế). Hiện, mỗi ha Thanh Trà chuẩn VietGAP thu về 300 triệu đồng.

Xem Video: Trồng cây thanh trà thu lợi nhuận lớn


Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, mở rộng diện tích trồng cây đặc sản Thanh Trà

Lâu nay trái Thanh Trà được nhiều người trên khắp cả nước biết đến là quả đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên – Huế và hiện đang được bà con nông dân thâm canh mở rộng diện tích nhiều ở phường Thuỷ Biều (TP Huế), phường Hương Vân (thị xã Hương Trà), xã Phong Thu (huyện Phong Điền), xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy)… Theo đó, mỗi năm tỉnh Thừa Thiên – Huế cung ứng ra thị trường một lượng lớn trái cây Thanh Trà và mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho người dân trồng loại cây đặc sản này.

Đặc biệt, từ khi quả đặc sản Thanh Trà Thừa Thiên – Huế được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp nhãn hiệu “Thanh Trà Huế” thì nhu cầu của thị trường về loại trái cây này càng tăng cao và đặt ra những yêu cầu cao về an toàn v‌ệ sin‌h thực phẩm… Trước nhu cầu của người tiêu dùng, chính quyền địa phương cùng người dân thâm canh cây Thanh Trà đã chọn hướng đi mới để phát triển trồng cây Thanh Trà đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ.

Với lợi thế dải đất bằng phẳng và có phù sa sông Ô Lâu, sông Bồ bồi đắp hàng năm màu mỡ nên trong những năm qua huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) đã nhanh chóng quy hoạch xây dựng nhiều chương trình, đề án, dự án… để phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Trong đó, xά‌c định Thanh Trà là loại cây chủ lực, có triển vọng nên huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) triển khai hình thành vùng sản xuất quy mô tập trung rộng lớn theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường để mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân.

Vì vậy, các hộ dân thâm canh cây Thanh Trà ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) đã được các cấp chính quyền tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp phân bón, vật tư, hỗ trợ vay vốn… đẩy mạnh trồng cây Thanh Trà trên diện rộng tập trung ở những khu đất màu mỡ dọc theo các con sông.

Trồng Thanh Trà theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ cho thu nhập cao hơn trồng Thanh Trà theo cách truyền thống.

Trong “Đề á‌n phát triển các sản phẩm đặc trưng huyện Phong Điền giai đoạn 2019 – 2020 và định hướng đến năm 2025”, huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) tập trung đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng hệ thống tưới tiêu cung cấp nước đầy đủ đảm bảo theo yêu cầu sīn‌ּh l‌ּý của cây Thanh Trà, thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ, tổ chức liên kết giữa các hộ gia đình có vườn cây và các vùng có cây Thanh Trà, liên kết với các doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP có ứng dụng công nghệ cao và định hướng khuyến khích người dân mở rộng thêm diện tích sản xuất ở những vùng đất đai đủ điều kiện trồng cây Thanh Tra như đất phù sa ven sông, đất vườn, đất rừng… theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) còn hỗ trợ người dân áp dụng mô hình sơ chế, bảo quản, tiêu thụ hiệu quả đối với trái Thanh Trà và đầu tư công nghệ bảo quản sau thu hoạch…

Phong Thu phát triển thâm canh cây Thanh Trà chuẩn VietGAP

Cụ thể, hiện nay huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) đang có diện tích trên 270 ha trồng cây Thanh Trà nhưng chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven sông Ô Lâu tại xã Phong Thu (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) với diện tích 150ha, trong đó có 7ha với 40 hộ tham gia trồng cây Thanh Trà theo tiêu chuẩn VietGAP (đã được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn chuẩn VietGAP) và bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả cho người dân như năng suất quả trên cây tăng, mẫu mã quả đẹp hơn, quả không bị sâu bện‌h… và hình thành được vùng sản xuất tập trung ứng dụng KH&CN vào sản xuất.

Ông Trần Chiến (53 tuổi, trú thôn Trạch Hữu, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đang trồng 100 cây Thanh Trà theo tiêu chuẩn VietGAP chia sẻ, trồng cây Thanh Trà theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm thay đổi tập quán canh tác trước đây của người dân nên có những vất vả nhất định như ghi chép nhật ký rõ ràng ngày tháng sử dụng phân bón hữa cơ với những liều lượng, phương pháp… khoa học.

Ông Trần Chiến đang chăm sóc vườn Thanh Trà mới được trồng lại theo tiêu chuẩn VietGAP.

“Trước đây gia đình tôi vẫn trồng theo cách từ thời ông cha truyền lại và chỉ thử nghiệm vài cây nhưng đã có kết quả hơn trồng Thanh Trà truyền thống nên chặt phá bỏ 100 cây Thanh Trà đã già, sức sống yếu không có hiệu quả cao chuyển sang trồng theo tiêu chuẩn VietGAP” – ông Trần Chiến nói.

Trước diễn biến phức tạp của dịc‌h Coѵīɗ-19 và có nɡu‌y cơ mấ‌t giá nhưng những ngày vừa qua nhiều gia đình ở xã Phong Thu (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã được các thương lái đến đặt mua ngay tại vườn với giá cao.

Tại vườn cây Thanh Trà tập trung của gia đình anh Hải (thôn An Thôn, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho thấy, trái Thanh Trà to, xanh mượt… đã gần kề ngày thu hoạch và đang được chăm sóc tưới nước dưới gốc liên tục. “Tưới nước thường xuyên khi chuẩn bị bán ra sẽ tăng thêm độ ngon cho quả, chống trái rụng cũng như cây bị yếu cɦế‌t, gia đình chỉ có 50 cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và năm nay thương lái đã trả 110 triệu đồng nhưng chưa bán” – anh Hải cho hay.

Ông Mai Phong Quảng – Trưởng thôn An Thôn (xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, trung bình mỗi cây Thanh Trà bán quả được hơn 1,2 triệu đồng và có thu nhập hơn trồng các loại hoa màu khác. Hiện trong thôn có 50 hộ trồng cây Thanh Trà và người dân đang chuyển dần sang trồng theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật để mang lại hiệu quả hơn.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lịch – Giám đốc Hợp tác xã thanh trà Phong Thu (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, do quen với cách thâm canh theo phương pháp truyền thống nên khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng cây Thanh Trà thì ít hộ tham gia nên HTX phải thường xuyên vân động khuyến khích người dân. Qua đó, mới có một số hộ tham gia và được HTX chỉ đạo về kỹ thuật và hợp tác với các tập đoàn lớn cung cấp phân, bao tiêu sản phẩm… nên hiện nay nhiều hộ dân đã chuyển dần sang thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP.

Cây Thanh Trà chuẩn VietGAP sẽ cho quả to, xanh và bóng hơn thanh trà truyền thống.

“Trái Thanh Trà chuẩn VietGAP đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và quả đẹp bởi được chăm sóc, bón phân khoa học, tru‌y nguồn gốc được nên sẽ có giá bán cao. Trung bình 1ha trồng được 200 cây và người dân bán được trên 300 triệu đồng” – ông Nguyễn Văn Lịch cho biết.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) thông tin, phát triển cây Thanh Trà là đúng theo chủ trương của huyện Phong Điền và tâm tư của người dân. Hiện, huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) đã tham mưu cho cấp trên hỗ trợ phát triển cây Thanh Trà Phong Thu là sản phẩm OCOP nằm trong thương hiệu “Thanh Trà Huế”. Bên cạnh đó, địa phương cũng phối hợp với các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn cho bà con nông dân về cách phòng chống sâu bện‌h như chảy nhựa, sâu đục thâ‌n, sâu ăn lá, nhện… và bao tiêu sản phẩm trái Thanh Trà.



Nguồn bài viết

Bài trướcĐH Bách khoa Hà Nội công bố phổ điểm bài thi tư duy
Bài tiếp theoLiên tục đổi sắc, VN-Index quay đầu giảm nhẹ