Trải nghiệm thực tế của sinh viên Đại học Hoa Sen

Nhiều sinh viên Đại học Hoa Sen tham gia tổ chức sự kiện ẩm thực, khách sạn, du lịch, thiết kế thời trang, bìa sách, tạp chí… từ năm nhất, năm hai.

Nhiều sinh viên có thành tích tốt, hiện là trưởng ban tổ chức cuộc thi có quy mô tại Đại học Hoa Sen, được đánh giá cao ở khả năng lãnh đạo. Trải nghiệm thực tế trong chương trình đào tạo còn giúp các bạn có việc làm khi còn đi học.

Tổ chức sự kiện trong ngành du lịch

Ngọc Thảo (Bailey Nguyễn), sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh cho biết đang chuẩn bị cho cuộc thi “The Guiding Star” năm thứ 3, tìm kiếm hướng dẫn viên du lịch do trường tổ chức.

Dù đã học môn Quản trị sự kiện, có kinh nghiệm tổ chức hoạt động từ năm nhất nhưng khi trở thành “đầu tàu”, Bailey có dịp cọ xát, xử lý nhiều tình huống. Với sự dẫn dắt của nữ sinh 9X, hiện cuộc thi thu hút gần 200 thí sinh.

Bailey kể, “The Guiding Star” mùa 3 lan tỏa đến nhiều thí sinh ở các tỉnh thành. Nhóm vận động hơn 15 doanh nghiệp trong ngành tài trợ gần nửa tỷ đồng (gồm tiền mặt, hiện vật).

“Cuộc thi là cột mốc đáng nhớ nhất của em, vì tâm huyết với dự án này, em tạm gác lời mời nhận việc sau đợt tốt nghiệp đầu tháng 7”, Beily nói.

Với Lê Huỳnh (sinh viên năm 3), trưởng ban tổ chức cuộc thi trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn “I – Hotelier” năm thứ 12 của Đại học Hoa Sen, kỷ niệm khó quên nhất là vận động kinh phí.

Lê Huỳnh cho biết, em cùng các bạn học được kỹ năng đàm phán với các công ty đồng hành cùng cuộc thi. Dù qua 12 mùa, “I – Hotelier” tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nhưng khó khăn vì Covid-19, để mời tài trợ không đơn giản.

Trải nghiệm thực tế của sinh viên Đại học Hoa Sen - 4

Lê Huỳnh (giữa) trong buổi tổ chức workshop cho cuộc thi vào tháng 7.

20 doanh nghiệp (có khách sạn lớn như New World, Caravelle, Mai House…) tài trợ tổng kinh phí 300 triệu đồng là thành công của cả đội sau nhiều tháng nỗ lực. Bắt tay triển khai từng hạng mục, Lê Huỳnh còn nâng cao khả năng làm proposal, lịch trình tổ chức sự kiện phù hợp, viết kịch bản…

Chọn hướng đi khác, “Sài Gòn Corner” do Việt Hoàng (sinh viên năm 2, ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành) triển khai, ấp ủ đưa dự án đến nhiều sinh viên ngành du lịch, giúp các bạn trau dồi nghiệp vụ, khả năng tiếng Anh; quảng bá nét đẹp Sài Gòn cho du khách Tây. Đến nay, “Sài Gòn Corner” là “cầu nối” cho hàng trăm du khách nước ngoài và sinh viên du lịch.

Tự tay thiết kế thời trang

Với ngành Thiết kế thời trang Đại học Hoa Sen, sinh viên được trau dồi khả năng sáng tạo nghệ thuật, ứng dụng trong kinh doanh qua các môn học.

Minh Đức (sinh viên năm cuối) chia sẻ, em được thực hành liên tục vẽ, may, drapping và làm rập, đồ họa… cho đến khi thành thạo. Sinh viên học với giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang, đại diện doanh nghiệp sản xuất… Nhà trường tổ chức nhiều sự kiện, cuộc thi cho sinh viên ngành thiết trang nâng cao tay nghề.

Kiến thức học tại trường giúp Đức khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang từ hai năm qua. Em lên ý tưởng, sản xuất quần áo cho fashion blogger, shop thời trang… “Cầm trên tay số tiền do bản thân từ kiếm, em vui vì chứng minh cho ba mẹ thấy em đam mê và chọn đúng nghề”, Đức nói.

Trải nghiệm thực tế của sinh viên Đại học Hoa Sen - 2

Minh Đức (giữa) với bộ sưu tập trong đồ án tốt nghiệp tại “Fashion Creation – Graduation Show 2020” do Đại học Hoa Sen tổ chức vừa qua.

Còn với sinh viên năm cuối Thủy Tiên, trải nghiệm khó quên là thực hiện đồ án tốt nghiệp. 3 tháng nay, cô sinh viên 9X dành thời gian đầu tự cho bộ sưu tập “Denimism” theo xu hướng bảo vệ môi trường.

Tiên đến xí nghiệp may xin vải jeans, caro bỏ đi để tái sử dụng. Từ hàng trăm miếng vải, nữ sinh tỉ mẩn giặt sạch, xử lý, vắt sổ cho tinh tươm và thiết kế nên 4 bộ quần áo cá tính cho giới trẻ… Giảng viên Đại học Hoa Sen nhận xét đồ án của Tiên sáng tạo, ý nghĩa, có sự đầu tư.

Tự tay làm nên “đứa con tinh thần” em biết quý trọng công sức bỏ ra, yêu nghề hơn. Trải nghiệm thực tế mà trường tạo cơ hội cho em như thiết kế quần áo, phụ kiện; chụp ảnh, quay video… giúp em tự tin, nâng cao khả năng sáng tạo. Ngoài thiết kế thời trang kiếm thêm thu nhập, nữ sinh 9X còn làm mẫu ảnh để thỏa niềm đam mê với cái đẹp.

Một trong bốn bộ thời trang do Thủy Tiên thiết kế, tái sử dụng lại vải bỏ đi ở xí nghiệp may. NHỜ CHỊ XEM GIÚP THỦY TIÊN (SV HOA SEN) MUỐN DÙNG BỘ THỜI TRANG NÀY, THAY VÌ HÌNH BÊN TRÊN Ạ.

Một trong bốn bộ thời trang do Thủy Tiên thiết kế, tái sử dụng lại vải bỏ đi ở xí nghiệp may.

Thiết kế đồ họa các ấn phẩm

Trải nghiệm của nhiều sinh viên Thiết kế đồ họa là làm ấn phẩm sách, báo, tạp chí, nhận diện thương hiệu… Với thế mạnh về vẽ minh họa, xử lý hình ảnh, Nhật Tùng, Huệ Đăng (hai sinh viên năm cuối ngành Thiết kế đồ họa) thực hiện đồ án tốt nghiệp “Dear Us”- quyển sách nghệ thuật về đời sống của cộng đồng LGBT.

Tùng cho biết, em và Đăng đã dành 3 tháng để lên ý tưởng, theo chân 5 nhân vật ghi lại những bức ảnh gần gũi trong cuộc sống thường nhật, khát khao được là chính mình, sống có ích cho xã hội. Em mong muốn mọi người nhìn thấy mặt tích cực của LGBT và nhiều người không thuộc cộng đồng LGBT vẫn đấu tranh và truyền cảm hứng cho họ.

Đồ án tốt nghiệp của hai bạn từng được chọn trưng bày tại trường Đại học Hoa Sen, mang đến cho các bạn trẻ thêm một góc nhìn về cộng đồng LGBT.

Nhờ kiến thức được giảng dạy ở trường và sự nỗ lực của bản thân, Tùng có công việc trong một công ty trong ngành thời trang ngay từ năm thứ hai. Với Đăng, những bài học thực tiễn giúp em có trải nghiệm hữu ích, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tương lai.

Dù chưa tốt nghiệp nhưng Quỳnh Anh đã có công việc ổn định. Với thế mạnh đồ họa trên máy tính học tại Đại học Hoa Sen giúp Quỳnh Anh có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành phục vụ cho công việc.

Nữ sinh 9X còn được giảng viên của trường đánh giá cao khi xây dựng nhận diện thương hiệu (logo, bao bì…) cho đồ án tốt nghiệp Indeko, thực hiện Infographic về du lịch Hội An… Đồ án Indeko với ý tưởng gìn giữ và quảng bá nghề nhuộm vải chàm thủ công. Hiện cô bạn còn ấp ủ khởi nghiệp với dự án này.

Trải nghiệm của sinh viên khi học tại Đại học Hoa Sen/ Trải nghiệm của sinh viên Đại học Hoa Sen

“Hội An – trải nghiệm giấc mơ phố cổ” do Quỳnh Anh, Nhật Tùng và Trịnh Du thực hiện trong môn học ở trường.

Sản xuất sản phẩm truyền thông

Bảo Như (sinh viên năm 4) đang đảm nhận vai trò trưởng ban tổ chức “Cuộc thi sáng tạo phim quảng cáo” (TV Create) năm 2020. 9X hiện điều phối 10 thành viên trong ban tổ chức cuộc thi lên ý tưởng, kế hoạch truyền thông, tổ chức workshop và kêu gọi tài trợ hàng trăm triệu đồng, dự kiến TV Create diễn ra vào tháng 9.

Bảo Như cho biết thêm, TV Create là cuộc thi thường niên của Đại Học Hoa Sen nhằm tìm kiếm những bạn có tố chất, khả năng sáng tạo, quay dựng tốt để sản xuất TVC ấn tượng, có sức lan tỏa đến cộng đồng. Với vai trò “đầu tàu”, em có cơ hội trải nghiệm thực tế, truyền lửa cho bản trẻ yêu thích lĩnh vực truyền thông, đưa sân chơi hấp dẫn này mở rộng đến nhiều sinh viên ở các trường đại học.

Theo đại diện Đại học Hoa Sen, sinh viên của trường tổ chức hàng trăm sự kiện ở nhiều lĩnh vực từ ẩm thực, nhà hàng – khách sạn, du lịch đến âm nhạc, nghệ thuật… mỗi năm. Trong chương trình học, các bạn đều được học từ thực tế, không chỉ riêng môn học Đề án hay thực hiện Đồ án tốt nghiệp. Phương pháp giảng dạy theo mô hình tiên tiến của các nước là một trong điểm thu hút nhiều sinh viên đến với Đại học Hoa Sen. Nhờ đó, doanh nghiệp đánh giá cao kiến thức và kỹ năng mềm khi tuyển dụng sinh viên Hoa Sen.

Mùa tuyển sinh này, trường còn triển khai hình thức đào tạo mới Hoa Sen Plus; Hoa Sen Elite; 5 ngành mới như Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Quản trị sự kiện, Nghệ thuật số, Bảo hiểm theo 5 phương thức tuyển sinh.

Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện theo địa chỉ: số 8 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM hoặc có thể theo dõi livestream về chủ đề “Điểm đặc biệt trong dạy và học của Đại Học Hoa Sen” trên fanpage VnExpress và fanpage Đại học Hoa Sen lúc 19h30 ngày 20/8.

Kim Uyên

Nguồn bài viết

Bài trướcMcDonald’s ra mắt burger vị Phở
Bài tiếp theoGiá vàng lại tăng dựng đứng, giới đầu tư đẩ‌y mạnh mua vào