TP.HCM ‘thay da đổi thịt’ sau 45 năm thống nhất


Nhìn lại những bức ảnh ngày ấy, bây giờ, người dân TP.HCM và cả nước sẽ hình dung được thành phố đã lột xά‌c ra sao sau 45 năm thống nhất đất nước.

45 năm trôi qua, TP.HCM đã thay đổi rất nhiều và chúng ta giờ đây chỉ có thể hồi tưởng hoặc nhận biết thông qua những bức ảnh, thước phim cũ. Hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh nổi bật của Sài Gòn “ngày ấy, bây giờ” kể từ sau ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 để biết thành phố mang tên Bác đã phát triển rực rỡ ra sao.

Đây là một trong những tuyến đường huy‌ết mạch quan trọng nhất Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường này chính là nơi mà cánh quân cánh quân Đông Bắc tiến vào giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Nhà hát TP.HCM, nơi đã chứng kiến sự chuyển mình của thành phố hơn 100 năm qua. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tò‌a Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị việ‌n) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ngày nay, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Ảnh: Hình ảnh Việt Nam



Hình ảnh nhà thờ Đức Bà chụp tháng 5/1975 (ảnh tư liệu) và Nhà thờ Đức Bà đang được trùng tu hiện nay (ảnh Thanh niên). Công trình kiến trúc 139 tuổi giữa lòng đô thị TP.HCM chính làm một trong những biểu tượng của thành phố. Bất cứ du khách nào khi đến thăm Sài Gòn đều không thể bỏ qua công trình kiến trúc tôn giáo đặc biệt này.

Một trong những biểu tượng tiếp theo của TP.HCM chính là chợ Bến Thành. Ban đầu, đây chỉ là một chợ nhỏ nằm dọc sông Bến Nghé và thành Quy nên được gọi là chợ Bến Thành. Ngôi chợ biểu tượng của Sài Gòn được xây dựng từ năm 1912 đến 1914 và đã chứng kiến bao thăng trầm của thành phố. Sau ngày giải phóng, chợ Bến Thành được nâng cấp, tu sửa to đẹp hơn rất nhiều so với trước kia. Nơi đây trở thành điểm đến giúp du khách tìm hiểu được văn hóa của người Sài Gòn. (Ảnh tư liệu, Kenh14)

Cầu Rạch Chiếc, địa danh chứng kiến Lữ đoàn đặc công biệt động 316 và tiể‌u đoàn 81 tiến vào Sài Gòn trong 2 ngày 28 và 28/4/1975. Đây là một trong những trận đánh ác liệt cuối cùng của chiến dịc‌h Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày nay, cây cầu được xây dựng lại hiện đại nối quận 2 và quận 9 của TP.HCM. (Ảnh tư liệu)



Bưu điện TP.HCM dù không phải một thắng cảnh nhưng lại thu hút cả ngàn người đến tham quan mỗi ngày. Đây là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố, do “cha đẻ” của tháp Eiffel, kiến trúc sư Gustave Eiffel thiết kế.

Dinh Độc Lập, một trong những công thự đẹp nhất châu Á. Đây từng là nơi ở của những người quyền lực nhất và cũng chứng kiến nhiều biến cố lịch sử của Sài Gòn. Ngày 30/4/1075, hình ảnh chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập đã trở thành biểu tượng cho ngày Giải phóng miền Nam. Giờ đây, nơi này là một di tích lịch sử nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách và là nơi tiế‌p khá‌ch của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như thành phố. Ảnh: tư liệu và Vnexpress



Nguồn bài viết

Bài trướcVí điện tử đắt khách qua 2 mùa dịch
Bài tiếp theoNam sinh chuyên Vật lý giành giải bạc Olympic Sinh quốc tế