HomeGiáo dụcTin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 14.7.2020...

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 14.7.2020 | Giáo dục

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 14.7.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn có những vấn đề đáng chú ý như: Vụ trường từ chối tiếp nhận 40 học sinh: Nhìn từ quan hệ phụ huynh và nhà trường

Thi vào lớp 10 năm nay có gì mới?

Từ giữa tuần này, TP.HCM , Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngoài điều chỉnh lịch thi, kỳ thi này cũng có một vài điểm mới, những thay đổi cần lưu ý.
Theo Quyết định của UBND TP.Hà Nội phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên tại Hà Nội diễn ra vào các ngày 17-18.7 với 3 bài thi, gồm: ngữ văn, ngoại ngữ và toán.

Bài thi môn toán và ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Bài thi môn ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút.

Trong 2 ngày 16 và 17.7, khoảng 82.000 thí sinh tại TP.HCM sẽ tham dự kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020- 2021.

Trong đó có 74.912 thí sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 thường, 6.524 TS dự thi lớp 10 chuyên và 857 theo chương trình tích hợp.Thí sinh sẽ lần lượt dự thi các môn ngữ văn (120 phút), ngoại ngữ (60 phút), toán (120 phút) và môn chuyên (150 phút, nếu đăng ký nguyện vọng vào trường, lớp chuyên).

Có rất nhiều điểm mới, nhiều thay đổi trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay, đặc biệt ở Hà Nội. Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (14.7) sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích này.

“Đừng để người lớn giận nhau, trẻ con phải hứng chịu”


Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 14.7.2020 - ảnh 1

Phụ huynh Trường dân lập quốc tế Việt Úc mong muốn đối thoại về vấn đề học phí với nhà trường

Mới đây, nhiều phụ huynh có con đang học tại Trường Dân lập quốc tế Việt Úc  nhận được văn bản thông báo trường không tiếp nhận con mình trong năm học 2020 – 2021. Lý do mà trường đưa ra là do không tìm được tiếng nói chung về khoản học phí với nhóm phụ huynh học sinh này.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM,  cho rằng đây là câu chuyện giữa những người lớn với nhau, mà cụ thể là giữa phụ huynh và nhà trường, không nên để học sinh phải gánh chịu.

Còn theo TS. Nguyễn Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng vấn đề này đều có lỗi của cả hai và mỗi bên đều nhận được một bài học lớn trong cách đối thoại với nhau.

Những ý kiến của các chuyên gia trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ giúp cho các nhà trường và phụ huynh có được bài học cho riêng mình qua câu chuyện này.




Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img